
ĐI HAY VỀ ?
1. Trước khi kết lễ, chủ tế đọc công thức kết thúc thánh lễ trong Sách Lễ Roma là: “Ite, Missa est”.
- Bản dịch tiếng Việt năm 1971 in là: “Lễ xong, chúc anh chị em về bình an”.
- Bản 1992 in là: “Lễ đã xong, chúc anh chị em ra về bình an”.
- Bản 2005 in là: “Lễ xong, chúc anh chị em đi bình an”.
Ủy Ban Phụng Tự đề ra nguyên tắc cho bản dịch mới là chỉ dịch chớ không diễn nghĩa, nghĩa là phải trung thành với nguyên văn, nghĩa là phải dịch sát. Chúng tôi cũng đồng ý với quan điểm này. Nhưng dịch sát là thế nào và dịch sao cho sát ? Dịch sát có hai nghĩa: sát chữ và sát nghĩa, tức là trung thành với từ vựng hay trung thành với ý nghĩa. Có khi sát chữ mà không sát nghĩa. Ví dụ trong tiếng Anh “look-out”, sát chữ là “nhìn ra ngoài”, nhưng nghĩa ở đây là “chú ý”. Hay như câu “Et cum spiritu tuo”, có một thời gian người ta dịch là “và ở cùng tâm linh cha”, bản tiếng Hoa tới giờ vẫn dịch như thế, nghe rất khó chịu. Đã có nhiều ý kiến xung quanh cách dịch câu kết lễ này:
1. “Một số ý kiến nhận xét rằng công thức giải tán 'Lễ xong' hơi cụt. Vậy Uỷ Ban xin đề nghị: 'Thánh lễ đã kết thúc, chúc anh chị em ra về bình an'.”[1]
2. “Phần cuối thánh lễ thì có tiến bộ một chút. Tiến bộ ở chi tiết “đi bình an” chứ không còn là “ra về bình an”. Tuy nhiên vẫn chẳng hơn gì khi vừa bảo là “tuyên bố”, thì lại cho vị chủ sự nói một lời “chúc” với cộng đoàn. Làm gì mà lại có chuyện cầu chúc lẫn nhau ở đây nhỉ ?... nếu mà là một lời cầu chúc xã giao thông thường thì e rằng giáo dân sẽ phải đáp rất lễ phép theo kiểu người miền Bắc: “Chúng con không dám, cám ơn cha ạ!” Thôi thì lại tiếp tục mong đợi, biết đâu các đấng các bậc chịu khó lắng nghe dư luận đóng góp, khiêm tốn nhận ra vẫn còn những khuyết điểm cần sửa chữa,... khi ấy may ra phần Nghi Thức Kết Lễ sẽ không còn là chuyện nói vài câu qua lại để giải tán cho đám đông ra về, nhưng sẽ thật sự là một lệnh truyền sai đi, nối dài thánh lễ vào trong cuộc đời”.[2]
3. Theo thiển ý tôi, 2 bản cũ năm 1971 và 1992 hợp tình hợp lý hơn cả. Lý do thực tế là người giáo dân Việt Nam tham dự thánh lễ ngày Chúa Nhật hay ngày thuờng, thì lễ xong là họ đi về nhà chứ không đi đâu xa. Dĩ nhiên có thể có một số người, lễ xong thì đi chơi xa đâu đó thay vì đi về nhà ngay như thường lệ. Vậy nếu chúc “Anh chị em ra đi bình an” thì có nghiã là chúc họ đi xa đâu đó được bình an sau khi dự lễ xong, chứ không phải đi về nhà sau khi rời khỏi nhà thờ… Đây là thực tế và cách phải hiểu ý nghĩa của những lời cầu chúc trên theo ngôn ngữ phong tục Việt Nam. Nếu thánh lễ được làm riêng cho một nhóm người sắp đi hành hương xa nhà, hay đi dự hội họp hoặc đi nghĩ hè ở một nơi xa nào đó thì lời chúc 'ra đi bình an' là rất hợp tình huống thực tế. Chỉ không thích hợp với trường hợp chung mà thôi. [3].
4. “Nghi Thức Thánh Lễ (2005) đã dịch câu chúc bình an này rất hay và có sức thuyết phục rất lớn”. [4]
5. “Lễ xong, chúc anh chị em đi bình an. Dịch như trên, lễ xong chỉ là một mệnh đề phụ cho mệnh đề chính chúc anh chị em đi ; theo bản Anh và Ý, đây là một mệnh đề độc lập: “The Mass is ended, la Messa è finita”, vì thế nên dịch là “thánh lễ đã xong” (dùng “thánh lễ” cho trang trọng vào lúc kết thúc). Đi bình an. Bình an không có trong tiếng La tinh, nhưng tất cả các bản dịch đều thêm vào. Động từ đi, thay cho về hay ra về trước đây, rất có ý nghĩa, vì không phải chỉ là lễ xong ai nấy về nhà, nhưng là cộng đoàn còn được sai đi chia sẻ và loan báo Tin Mừng”.[5]
6. “Xin đề nghị như sau: Thánh lễ xong, chúc anh chị em bình an. Vì theo nhận xét khiêm tốn của chúng con, sau khi tham dự thánh lễ, nhiều người về nhà ngay. Nhưng cũng có nhiều người đi việc này, việc khác... nên họ chưa về nhà; nhất là những người ở nước ngoài lại dự thánh lễ vào những giờ buổi trưa hay buổi chiều. Những người này rất ít khi về nhà ngay. Họ thường đi đây, đi đó theo nhu cầu của họ”.[6]
7. “Ite, missa est” mà nếu dịch sát thì phải dịch: “Hãy ra đi, đó là thánh lễ”, điều này ai biết tiếng Latinh cũng phải công nhận. Dịch rằng “Lễ xong, chúc anh chị em ra về bằng an!” thì tôi không biết là có đúng với ý của Giáo Hội không. Vì ra đi và ra về diễn tả hai tinh thần khác nhau: ra đi – tức không về nhà – là để hành động, còn ra về – tức về nhà – là để nghỉ ngơi! Dịch bằng ra về, khiến người Kitô hữu dễ tưởng rằng thánh lễ đã xong, ta đã làm hết bổn phận rồi, giờ thì về nhà mà nghỉ ngơi hay làm gì khác thì làm. Chữ “bằng an” sau đó lại càng nhấn cho mạnh nghĩa của nghỉ ngơi! Nhưng tôi chắc chắn rằng câu nói cuối cùng của linh mục trong thánh lễ có dụng ý bảo mọi người hãy ra đi để hành động, để thực hiện ý nghĩa của thánh lễ là trở nên một hy tế bằng chính đời sống của mình. Và đó mới chính là thánh lễ (missa est! = voilà la messe! = it’s the mass!) Chắc chắn như thế, vì không khi nào Kitô giáo lại tách biệt thánh lễ ra khỏi đời sống thực tế cả ”.[7]
Sau đây chúng tôi thử tìm hiểu về nội dung của câu kết lễ và góp nhận xét về sự chọn lựa chữ “đi” và “về” trong các bản dịch. Trong khuôn khổ bài này, chúng tôi chưa thể bàn tới vấn đề ngữ vựng của các động từ tiếng Việt “đi” và “về” (“đi bình an” cũng có nghĩa là “về với Chúa” ?!)
2. Ý nghĩa của câu kết lễ: Ite, missa est?
Câu này gồm hai mệnh đề: Ite và missa est.
2.1. Ite (đi, go, leave) là động từ ở mệnh lệnh cách, hiểu ngầm chủ từ ở ngôi thứ hai số nhiều là vos (anh em): Anh em hãy đi. Bản dịch tiếng Việt 2005 dịch là: “Chúc anh chị em đi bình an”.
· Dịch là “về” (Bản 1971) hay “ra về” (Bản 1992), theo chúng tôi cũng hợp lý vì:
- Quy Chế Tổng Quát SLRM 1975 nói: “Giải tán cộng đòan giáo dân, để ai nấy vừa trở về với công việc tốt lành của mình vừa ngợi khen và chúc tụng Chúa” (Số 57b)[8]
- Trong Sách lễ bằng tiếng Pháp, lời mời ra về sau thánh lễ: “Anh chị em hãy ra về, trở lại chỗ đứng của mình trong xã hội, mang Thánh Thể của Chúa Kitô đi với mình; như Ngài đã chia sẻ Mình Thánh của Ngài với anh chị em, đến lượt mình, anh chị em đừng quên chia sẻ những phúc lợi mà Ngài đã ban cho anh chị em” (Chúa Nhật I Mùa Chay) và “Anh chị em hãy ra về, trở lại chỗ đứng của mình trên thế giới, và đừng quên rằng, mặc dù anh chị em đã có ánh sáng, anh chị em vẫn ở trong đêm của Thiên Chúa, nơi Ngài đang chuẩn bị những điều trọng đại. Bởi vậy, anh chị em đừng chậm trễ trở lại đây để hiệp thông với Thiên Chúa và với mọi người trong Chúa Kitô!” (Chúa Nhật IV Mùa Chay) [9]
· Dịch là “đi” (Bản 2005) hay “ra đi”, theo chúng tôi cũng hợp lý vì:
- Quy Chế Tổng Quát SLRM 2000 nói: “Giải tán cộng đoàn giáo dân do phó tế hay vị tư tế, để mỗi người ra đi làm tốt công việc của mình với lòng ngợi khen chúc tụng Thiên Chúa” [10].
- Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo 1992 xác nhận: “Lễ Misa, do từ La tinh missio nghĩa là sai đi. Thánh lễ kết thúc với lời Hội Thánh sai các tín hữu đi vào đời, để họ thực thi thánh ý Thiên Chúa trong cuộc sống hàng ngày” [11].
- “Ite” ở đây không phải mời chúng ta đi đâu, mà là theo lệnh truyền của Chúa: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28,19) “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16,15). Khi kết lễ chủ tế mời chúng ta đi là đi loan báo Phúc Âm, hay làm chứng cho Chúa. Làm chứng cho Chúa có nhiều cách: Có thể là đi rao giảng, có thể đi làm việc thiện, cũng có thể làm chứng cho Chúa bằng cuộc sống âm thầm... Như vậy, cuộc sống trong chủng viện, ẩn tu cũng có thể là cuộc sống rao giảng Phúc Âm, cũng là một cuộc ra đi. Lễ xong, mọi người đều phải mang Chúa đã ở trong lòng mình đến với người khác. Người khác đây có thể là người ngoại đạo, cũng có thể là người đồng đạo.
· Tuy nhiên, “về”, “ra về” hay “ra đi” đều hàm nghĩa là “đi” cả. Cho nên, phải nhận rằng bản dịch 2005 dùng chữ “đi” là trọn nghĩa hơn.
2.2. Missa est: một mệnh đề cổ xưa và khó dịch! Có thể hiểu là “(Anh em) được sai đi” (It's sent), “(Anh em) được giải tán” (It's the dismissal) hoặc “Đó chính là thánh lễ” (It's the mass). Bản dịch tiếng Việt 2005 dịch là: “Lễ xong”.
Có người cho rằng: “Missa là phân từ quá khứ (có nghĩa thụ động) của động từ mittere có nghĩa là gửi, sai đi. Như vậy, missa est có nghĩa là được sai đi, ở thì hiện tại, thể thụ động, và chủ từ phải là giống cái như missa. Vậy chủ từ giống cái là ai ? Ai được sai đi ? Trong ngữ cảnh, thì chủ từ phải được hiểu là ecclesia (nhà thờ, những người trong nhà thờ) hay communio (cộng đoàn) cùng là giống cái với missa. Như thế, người được sai đi là toàn thể cộng đoàn vừa bẻ bánh chung với nhau, là Giáo Hội vừa tham dự thánh lễ..."[12] Tuy nhiên, theo Từ Điển Bách Khoa Công Giáo (Catholic Encyclopedia) thì từ missa ở đây không phải là quá khứ phân từ của động từ mittere, nhưng missa là danh từ, một dạng cũ của danh từ missio (Tương tự như các từ collecta, ingressa, confessa, accessa, ascensa trong La tinh cổ, ngày nay đều ở dạng -io) [13].
Trong tiếng La tinh cổ missa nghĩa là hành động giải tán, gửi đi, sai đi, cho nghỉ. Missa là hành động giải tán tín hữu khi kết thúc việc cử hành Thánh Thể. Xưa kia, cuối phần cử hành Lời Chúa, những người dự tòng - vì chưa được thánh tẩy, nên họ không được tham dự vào Hiến Lễ Thánh Thể, họ phải ra về sau bài giảng - được cho về bằng một công thức giải tán (missa). Từ thế kỷ thứ VI, missa không những có nghĩa là giải tán, mà còn ám chỉ toàn bộ nghi lễ cử hành trước việc giải tán đó: vì vậy mà phụng vụ Lời Chúa trở thành một thứ “missa” (thánh lễ) đối với dự tòng (Messe des Catéchumènes). Tại Tây Phương, từ thế kỷ thứ VI, từ missa được dùng để chỉ phụng vụ Thánh Thể. Danh xưng nguyên thủy của cử hành thánh lễ là: Bữa ăn của Chúa (1Cr 11, 20.33); lễ bẻ bánh (Cv 2,42-46; 20,7), lễ tạ ơn (eucharistia).
- Trong khi Tây Phương gọi là thánh lễ (missa) thì Ðông Phương lại dùng lại dùng danh từ phụng vụ (liturgia) để chỉ về cùng một thực tại.
- Trong khi danh từ tạ ơn (Thánh Thể, eucharistia) chủ yếu chỉ về mầu nhiệm được cử hành, với tất cả ý nghĩa sâu xa của nó, thì danh từ thánh lễ (missa) lại có nghĩa là toàn bộ các nghi thức mà người ta cử hành.
- Chỉ có một lễ tạ ơn, nhưng có nhiều cách cử hành thánh lễ, tùy theo hoàn cảnh không gian và thời gian, theo các nhóm phụng vụ. Ví dụ: Thánh lễ theo nghi thức Rôma, theo nghi thức Galliecan, theo nghi thức Ambrôsiô, theo nghi thức Ða Minh...
- Lễ tạ ơn không thể nào thay đổi được, vì mầu nhiệm đó do Thiên Chúa thiết lập, nhưng nghi thức thánh lễ hay cách thức cử hành thì có thể canh tân.
2.3. Như vậy, vào thời xưa, missa chỉ có nghĩa là giải tán. Tuy nhiên theo cách dùng Kitô giáo, nó dần dần mang một ý nghĩa sâu xa hơn. Từ giải tán (missa) đó đã bao hàm một sứ mệnh (missio). Nguyên nghĩa của “Ite, missa est” là “Hãy đi, anh em được phép giải tán”, nhưng theo thời gian, những lời ngắn ngủi này diễn tả một cách cô đọng bản chất truyền giáo của Giáo Hội, giúp chúng ta hiểu rõ mối tương quan giữa Thánh Lễ vừa được cử hành và sứ mệnh của Kitô hữu trong trần gian. Dân Chúa cần phải được giúp đỡ để hiểu rõ hơn chiều kích nền tảng này của đời sống Giáo Hội, coi việc ra đi như một khởi điểm.[14] Từ missio (sứ mệnh, sai đi) không miêu tả một số những hoạt động của Giáo Hội hay của người tông đồ, cho bằng nó nhắc tới “sự vâng phục đức tin” là nguồn phong phú để sinh hoa kết quả là “Nước Cha trị đến”.
Chính bởi ý nghĩa câu kết lễ “Ite, missa est” phong phú như thế, cho nên trong các bản dịch cũng không thể dịch sát được, bằng chứng là các cộng đoàn sử dụng tiếng Anh đã có những kiểu dịch (tất cả đều đã được Toà Thánh phê chuẩn) thống kê năm 1965 như sau [15]:
- Go now: this is the dimissal (Anh);
- Go the mass is ended. (Mỹ, Canada, Úc, Tân Guinê)
- Go in peace and the Lord be with you. (Tân Tây Lan).
- You may go. The Mass is ended (Tô Cách Lan);
- Go in peace of Christ (Miền nói tiếng Pháp).
- Go, you are sent forth (Các nước sử dụng tiếng Anh khác)
Chữ “bình an” cũng được hầu hết các bản dịch đưa thêm vào:
- Andate nella pace di Cristo (Ý)
- Go in the peace of Christ (Anh)
- Allez, dans la paix du Christ (Pháp)
- Gehet hin in Frieden (Đức)
- Podéis ir en paz (Tây Ban Nha)
Điều đáng lưu ý là không ít bản dịch trong cùng một bản có hơn một câu kết lễ dịch từ nguyên bản Latin, ví dụ:
- Bản tiếng Ý: Andate nella pace di Cristo.
La Messa è finita, andate in pace.
Andate in pace per amare e servire il Signore.
- Bản tiếng Anh: Go in the peace of Christ.
The Mass is ended, go in peace.
Go in peace to love and serve the Lord
Chính bởi ý nghĩa câu kết lễ “Ite, missa est” phong phú như thế, cho nên các nghị phụ của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới lần thứ XI về Thánh Thể (10/2005) đã phải đệ trình ĐTC Bênêđictô XVI thỉnh nguyện như sau: “Để làm rõ hơn mối liên hệ giữa lễ tạ ơn và sứ mệnh truyền giáo, Thượng Hội Đồng mong rằng có thêm những công thức kết lễ mới (công thức ban phép lành trọng thể, những lời nguyện trên dân hay các cách thế khác) nhấn mạnh đến sứ mệnh truyền giáo trong thế giới của các tín hữu là thành phần đã được tham dự vào Thánh Lễ” [16], và ngày 22/02/2007, qua Tông Huấn Sacramentum Caritatis, Đức Thánh Cha đã chuẩn nhận ý kiến ấy: “Thật là hữu ích để soạn thảo những bản văn mới, được chính thức chuẩn nhận, để cầu nguyện trên dân chúng và ban phép lành cuối lễ, hầu làm cho mối liên quan này [17] được sáng tỏ” (Số 51).
3. Kết luận:
Các bản dịch tiếng Việt câu kết lễ trên đây, theo chúng tôi đều đúng cả. Nhưng vẫn chưa có bản dịch nào diễn đạt rõ ý tưởng sứ mệnh truyền giáo như có thể thấy trong bản tiếng Anh hay tiếng Ý: “Go in peace to love and serve the Lord”, “Andate in pace per amare e servire il Signore” (tạm dịch: Anh chị em hãy ra đi phục vụ Thiên Chúa trong yêu thương và an bình). Ước mong sao huấn dụ trên đây của Đức Thánh Cha sớm được các vị hữu trách thực hiện, nghĩa là sớm “soạn thảo những bản văn mới, được chính thức chuẩn nhận, để cầu nguyện trên dân chúng và ban phép lành cuối lễ, hầu làm cho mối liên quan này được sáng tỏ”. Mong thay!
[1] CHÚ THÍCH BẢN DỊCH NGHI THỨC THÁNH LỄ 1992 của Ủy Ban Phụng Tự, số 114/3.
[2] Lm. Lê Quang Uy, NÀY NGÀI SAI TA ĐI ĐÂY ĐÓ..., 04/06/2006.
[3] Lm. Ngô Tôn Huấn, GÓP Ý THÊM VỀ NGHI THỨC THÁNH LỄ MỚI, 20/06/2006
[4] Lm Giuse Ðỗ Vân Lực, O.P., NHÌN LẠI NGHI THỨC THÁNH LỄ 2006, 29/08/2006
[5] Lm Trần Phúc Nhân và Lm. Nguyễn Hữu Phú, Một số nhận xét về cuốn Nghi Thức Thánh Lễ 2005, tr. 103, số 144, 08/09/2006.
[6] Phan Tân - Trần Văn Minh, Góp ý về quyển Nghi thức Thánh Lễ 2005, 29/01/2007.
[7] Nguyễn Chính Kết, CẦU NGUYỆN VÀ HÀNH ĐỘNG, trên web http://www.simonhoadalat.com/giaoducgd/giaoduc/ 05Caunguyenvahanhdong.htm truy cập ngày 05/05/08.
[8] "The dismissal of the assembly, which sends each member back to doing good works, while praising and blessing the Lord" (GIRM 1975, 57b).
[9] Joseph Gélineau, HỌP NHAU CỬ HÀNH PHỤNG VỤ - Tập II, Bản dịch của Trần Thái Đỉnh, Đồng Nai, 1992, tr. 404.
[10] "The dismissal of the people by the deacon or the priest, so that each may go out to do good works, praising and blessing God" (GIRM 2000, 90c).
[11] Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 1332.
[12] Nguyễn Chính Kết viết theo sự bổ túc của Gs. Nguyễn Văn Thành ở Lausanne, Thụy Sĩ (trích dẫn ở trên).
[13] The Catholic Encyclopedia, Volume VIII. Published 1910. New York: Robert Appleton Company. Nihil Obstat, October 1, 1910. Remy Lafort, S.T.D., Censor. Imprimatur. +John Cardinal Farley, Archbishop of New York. (Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo đã nêu trên đây cũng xác nhận missa do từ missio).
[14] Đoạn này chúng tôi viết theo Tông Huấn SACRAMENTUM CARITATIS, 22/02/2007, Số 51.
[15] xc. Dominique Lebrun, LES TRADUCTIONS LITURGIQUES: STATUT ET ENJEUX đăng trong La Maison-Dieu, 202, 1995/2, tr. 32.
[16] "To make more explicit the relationship between Eucharist and mission, which belongs to the heart of this Synod, it is suggested that new dismissal formulas be prepared (solemn blessings, prayers over the people or others), which underline the mission in the world of the faithful who have participated in the Eucharist" (PROPOSITIONS OF SYNOD ON THE EUCHARIST, Prop. No. 24).
[17] Thánh Thể - truyền giáo, Missa - missio (chú thích của chúng tôi).
- Bản dịch tiếng Việt năm 1971 in là: “Lễ xong, chúc anh chị em về bình an”.
- Bản 1992 in là: “Lễ đã xong, chúc anh chị em ra về bình an”.
- Bản 2005 in là: “Lễ xong, chúc anh chị em đi bình an”.
Ủy Ban Phụng Tự đề ra nguyên tắc cho bản dịch mới là chỉ dịch chớ không diễn nghĩa, nghĩa là phải trung thành với nguyên văn, nghĩa là phải dịch sát. Chúng tôi cũng đồng ý với quan điểm này. Nhưng dịch sát là thế nào và dịch sao cho sát ? Dịch sát có hai nghĩa: sát chữ và sát nghĩa, tức là trung thành với từ vựng hay trung thành với ý nghĩa. Có khi sát chữ mà không sát nghĩa. Ví dụ trong tiếng Anh “look-out”, sát chữ là “nhìn ra ngoài”, nhưng nghĩa ở đây là “chú ý”. Hay như câu “Et cum spiritu tuo”, có một thời gian người ta dịch là “và ở cùng tâm linh cha”, bản tiếng Hoa tới giờ vẫn dịch như thế, nghe rất khó chịu. Đã có nhiều ý kiến xung quanh cách dịch câu kết lễ này:
1. “Một số ý kiến nhận xét rằng công thức giải tán 'Lễ xong' hơi cụt. Vậy Uỷ Ban xin đề nghị: 'Thánh lễ đã kết thúc, chúc anh chị em ra về bình an'.”[1]
2. “Phần cuối thánh lễ thì có tiến bộ một chút. Tiến bộ ở chi tiết “đi bình an” chứ không còn là “ra về bình an”. Tuy nhiên vẫn chẳng hơn gì khi vừa bảo là “tuyên bố”, thì lại cho vị chủ sự nói một lời “chúc” với cộng đoàn. Làm gì mà lại có chuyện cầu chúc lẫn nhau ở đây nhỉ ?... nếu mà là một lời cầu chúc xã giao thông thường thì e rằng giáo dân sẽ phải đáp rất lễ phép theo kiểu người miền Bắc: “Chúng con không dám, cám ơn cha ạ!” Thôi thì lại tiếp tục mong đợi, biết đâu các đấng các bậc chịu khó lắng nghe dư luận đóng góp, khiêm tốn nhận ra vẫn còn những khuyết điểm cần sửa chữa,... khi ấy may ra phần Nghi Thức Kết Lễ sẽ không còn là chuyện nói vài câu qua lại để giải tán cho đám đông ra về, nhưng sẽ thật sự là một lệnh truyền sai đi, nối dài thánh lễ vào trong cuộc đời”.[2]
3. Theo thiển ý tôi, 2 bản cũ năm 1971 và 1992 hợp tình hợp lý hơn cả. Lý do thực tế là người giáo dân Việt Nam tham dự thánh lễ ngày Chúa Nhật hay ngày thuờng, thì lễ xong là họ đi về nhà chứ không đi đâu xa. Dĩ nhiên có thể có một số người, lễ xong thì đi chơi xa đâu đó thay vì đi về nhà ngay như thường lệ. Vậy nếu chúc “Anh chị em ra đi bình an” thì có nghiã là chúc họ đi xa đâu đó được bình an sau khi dự lễ xong, chứ không phải đi về nhà sau khi rời khỏi nhà thờ… Đây là thực tế và cách phải hiểu ý nghĩa của những lời cầu chúc trên theo ngôn ngữ phong tục Việt Nam. Nếu thánh lễ được làm riêng cho một nhóm người sắp đi hành hương xa nhà, hay đi dự hội họp hoặc đi nghĩ hè ở một nơi xa nào đó thì lời chúc 'ra đi bình an' là rất hợp tình huống thực tế. Chỉ không thích hợp với trường hợp chung mà thôi. [3].
4. “Nghi Thức Thánh Lễ (2005) đã dịch câu chúc bình an này rất hay và có sức thuyết phục rất lớn”. [4]
5. “Lễ xong, chúc anh chị em đi bình an. Dịch như trên, lễ xong chỉ là một mệnh đề phụ cho mệnh đề chính chúc anh chị em đi ; theo bản Anh và Ý, đây là một mệnh đề độc lập: “The Mass is ended, la Messa è finita”, vì thế nên dịch là “thánh lễ đã xong” (dùng “thánh lễ” cho trang trọng vào lúc kết thúc). Đi bình an. Bình an không có trong tiếng La tinh, nhưng tất cả các bản dịch đều thêm vào. Động từ đi, thay cho về hay ra về trước đây, rất có ý nghĩa, vì không phải chỉ là lễ xong ai nấy về nhà, nhưng là cộng đoàn còn được sai đi chia sẻ và loan báo Tin Mừng”.[5]
6. “Xin đề nghị như sau: Thánh lễ xong, chúc anh chị em bình an. Vì theo nhận xét khiêm tốn của chúng con, sau khi tham dự thánh lễ, nhiều người về nhà ngay. Nhưng cũng có nhiều người đi việc này, việc khác... nên họ chưa về nhà; nhất là những người ở nước ngoài lại dự thánh lễ vào những giờ buổi trưa hay buổi chiều. Những người này rất ít khi về nhà ngay. Họ thường đi đây, đi đó theo nhu cầu của họ”.[6]
7. “Ite, missa est” mà nếu dịch sát thì phải dịch: “Hãy ra đi, đó là thánh lễ”, điều này ai biết tiếng Latinh cũng phải công nhận. Dịch rằng “Lễ xong, chúc anh chị em ra về bằng an!” thì tôi không biết là có đúng với ý của Giáo Hội không. Vì ra đi và ra về diễn tả hai tinh thần khác nhau: ra đi – tức không về nhà – là để hành động, còn ra về – tức về nhà – là để nghỉ ngơi! Dịch bằng ra về, khiến người Kitô hữu dễ tưởng rằng thánh lễ đã xong, ta đã làm hết bổn phận rồi, giờ thì về nhà mà nghỉ ngơi hay làm gì khác thì làm. Chữ “bằng an” sau đó lại càng nhấn cho mạnh nghĩa của nghỉ ngơi! Nhưng tôi chắc chắn rằng câu nói cuối cùng của linh mục trong thánh lễ có dụng ý bảo mọi người hãy ra đi để hành động, để thực hiện ý nghĩa của thánh lễ là trở nên một hy tế bằng chính đời sống của mình. Và đó mới chính là thánh lễ (missa est! = voilà la messe! = it’s the mass!) Chắc chắn như thế, vì không khi nào Kitô giáo lại tách biệt thánh lễ ra khỏi đời sống thực tế cả ”.[7]
Sau đây chúng tôi thử tìm hiểu về nội dung của câu kết lễ và góp nhận xét về sự chọn lựa chữ “đi” và “về” trong các bản dịch. Trong khuôn khổ bài này, chúng tôi chưa thể bàn tới vấn đề ngữ vựng của các động từ tiếng Việt “đi” và “về” (“đi bình an” cũng có nghĩa là “về với Chúa” ?!)
2. Ý nghĩa của câu kết lễ: Ite, missa est?
Câu này gồm hai mệnh đề: Ite và missa est.
2.1. Ite (đi, go, leave) là động từ ở mệnh lệnh cách, hiểu ngầm chủ từ ở ngôi thứ hai số nhiều là vos (anh em): Anh em hãy đi. Bản dịch tiếng Việt 2005 dịch là: “Chúc anh chị em đi bình an”.
· Dịch là “về” (Bản 1971) hay “ra về” (Bản 1992), theo chúng tôi cũng hợp lý vì:
- Quy Chế Tổng Quát SLRM 1975 nói: “Giải tán cộng đòan giáo dân, để ai nấy vừa trở về với công việc tốt lành của mình vừa ngợi khen và chúc tụng Chúa” (Số 57b)[8]
- Trong Sách lễ bằng tiếng Pháp, lời mời ra về sau thánh lễ: “Anh chị em hãy ra về, trở lại chỗ đứng của mình trong xã hội, mang Thánh Thể của Chúa Kitô đi với mình; như Ngài đã chia sẻ Mình Thánh của Ngài với anh chị em, đến lượt mình, anh chị em đừng quên chia sẻ những phúc lợi mà Ngài đã ban cho anh chị em” (Chúa Nhật I Mùa Chay) và “Anh chị em hãy ra về, trở lại chỗ đứng của mình trên thế giới, và đừng quên rằng, mặc dù anh chị em đã có ánh sáng, anh chị em vẫn ở trong đêm của Thiên Chúa, nơi Ngài đang chuẩn bị những điều trọng đại. Bởi vậy, anh chị em đừng chậm trễ trở lại đây để hiệp thông với Thiên Chúa và với mọi người trong Chúa Kitô!” (Chúa Nhật IV Mùa Chay) [9]
· Dịch là “đi” (Bản 2005) hay “ra đi”, theo chúng tôi cũng hợp lý vì:
- Quy Chế Tổng Quát SLRM 2000 nói: “Giải tán cộng đoàn giáo dân do phó tế hay vị tư tế, để mỗi người ra đi làm tốt công việc của mình với lòng ngợi khen chúc tụng Thiên Chúa” [10].
- Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo 1992 xác nhận: “Lễ Misa, do từ La tinh missio nghĩa là sai đi. Thánh lễ kết thúc với lời Hội Thánh sai các tín hữu đi vào đời, để họ thực thi thánh ý Thiên Chúa trong cuộc sống hàng ngày” [11].
- “Ite” ở đây không phải mời chúng ta đi đâu, mà là theo lệnh truyền của Chúa: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28,19) “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16,15). Khi kết lễ chủ tế mời chúng ta đi là đi loan báo Phúc Âm, hay làm chứng cho Chúa. Làm chứng cho Chúa có nhiều cách: Có thể là đi rao giảng, có thể đi làm việc thiện, cũng có thể làm chứng cho Chúa bằng cuộc sống âm thầm... Như vậy, cuộc sống trong chủng viện, ẩn tu cũng có thể là cuộc sống rao giảng Phúc Âm, cũng là một cuộc ra đi. Lễ xong, mọi người đều phải mang Chúa đã ở trong lòng mình đến với người khác. Người khác đây có thể là người ngoại đạo, cũng có thể là người đồng đạo.
· Tuy nhiên, “về”, “ra về” hay “ra đi” đều hàm nghĩa là “đi” cả. Cho nên, phải nhận rằng bản dịch 2005 dùng chữ “đi” là trọn nghĩa hơn.
2.2. Missa est: một mệnh đề cổ xưa và khó dịch! Có thể hiểu là “(Anh em) được sai đi” (It's sent), “(Anh em) được giải tán” (It's the dismissal) hoặc “Đó chính là thánh lễ” (It's the mass). Bản dịch tiếng Việt 2005 dịch là: “Lễ xong”.
Có người cho rằng: “Missa là phân từ quá khứ (có nghĩa thụ động) của động từ mittere có nghĩa là gửi, sai đi. Như vậy, missa est có nghĩa là được sai đi, ở thì hiện tại, thể thụ động, và chủ từ phải là giống cái như missa. Vậy chủ từ giống cái là ai ? Ai được sai đi ? Trong ngữ cảnh, thì chủ từ phải được hiểu là ecclesia (nhà thờ, những người trong nhà thờ) hay communio (cộng đoàn) cùng là giống cái với missa. Như thế, người được sai đi là toàn thể cộng đoàn vừa bẻ bánh chung với nhau, là Giáo Hội vừa tham dự thánh lễ..."[12] Tuy nhiên, theo Từ Điển Bách Khoa Công Giáo (Catholic Encyclopedia) thì từ missa ở đây không phải là quá khứ phân từ của động từ mittere, nhưng missa là danh từ, một dạng cũ của danh từ missio (Tương tự như các từ collecta, ingressa, confessa, accessa, ascensa trong La tinh cổ, ngày nay đều ở dạng -io) [13].
Trong tiếng La tinh cổ missa nghĩa là hành động giải tán, gửi đi, sai đi, cho nghỉ. Missa là hành động giải tán tín hữu khi kết thúc việc cử hành Thánh Thể. Xưa kia, cuối phần cử hành Lời Chúa, những người dự tòng - vì chưa được thánh tẩy, nên họ không được tham dự vào Hiến Lễ Thánh Thể, họ phải ra về sau bài giảng - được cho về bằng một công thức giải tán (missa). Từ thế kỷ thứ VI, missa không những có nghĩa là giải tán, mà còn ám chỉ toàn bộ nghi lễ cử hành trước việc giải tán đó: vì vậy mà phụng vụ Lời Chúa trở thành một thứ “missa” (thánh lễ) đối với dự tòng (Messe des Catéchumènes). Tại Tây Phương, từ thế kỷ thứ VI, từ missa được dùng để chỉ phụng vụ Thánh Thể. Danh xưng nguyên thủy của cử hành thánh lễ là: Bữa ăn của Chúa (1Cr 11, 20.33); lễ bẻ bánh (Cv 2,42-46; 20,7), lễ tạ ơn (eucharistia).
- Trong khi Tây Phương gọi là thánh lễ (missa) thì Ðông Phương lại dùng lại dùng danh từ phụng vụ (liturgia) để chỉ về cùng một thực tại.
- Trong khi danh từ tạ ơn (Thánh Thể, eucharistia) chủ yếu chỉ về mầu nhiệm được cử hành, với tất cả ý nghĩa sâu xa của nó, thì danh từ thánh lễ (missa) lại có nghĩa là toàn bộ các nghi thức mà người ta cử hành.
- Chỉ có một lễ tạ ơn, nhưng có nhiều cách cử hành thánh lễ, tùy theo hoàn cảnh không gian và thời gian, theo các nhóm phụng vụ. Ví dụ: Thánh lễ theo nghi thức Rôma, theo nghi thức Galliecan, theo nghi thức Ambrôsiô, theo nghi thức Ða Minh...
- Lễ tạ ơn không thể nào thay đổi được, vì mầu nhiệm đó do Thiên Chúa thiết lập, nhưng nghi thức thánh lễ hay cách thức cử hành thì có thể canh tân.
2.3. Như vậy, vào thời xưa, missa chỉ có nghĩa là giải tán. Tuy nhiên theo cách dùng Kitô giáo, nó dần dần mang một ý nghĩa sâu xa hơn. Từ giải tán (missa) đó đã bao hàm một sứ mệnh (missio). Nguyên nghĩa của “Ite, missa est” là “Hãy đi, anh em được phép giải tán”, nhưng theo thời gian, những lời ngắn ngủi này diễn tả một cách cô đọng bản chất truyền giáo của Giáo Hội, giúp chúng ta hiểu rõ mối tương quan giữa Thánh Lễ vừa được cử hành và sứ mệnh của Kitô hữu trong trần gian. Dân Chúa cần phải được giúp đỡ để hiểu rõ hơn chiều kích nền tảng này của đời sống Giáo Hội, coi việc ra đi như một khởi điểm.[14] Từ missio (sứ mệnh, sai đi) không miêu tả một số những hoạt động của Giáo Hội hay của người tông đồ, cho bằng nó nhắc tới “sự vâng phục đức tin” là nguồn phong phú để sinh hoa kết quả là “Nước Cha trị đến”.
Chính bởi ý nghĩa câu kết lễ “Ite, missa est” phong phú như thế, cho nên trong các bản dịch cũng không thể dịch sát được, bằng chứng là các cộng đoàn sử dụng tiếng Anh đã có những kiểu dịch (tất cả đều đã được Toà Thánh phê chuẩn) thống kê năm 1965 như sau [15]:
- Go now: this is the dimissal (Anh);
- Go the mass is ended. (Mỹ, Canada, Úc, Tân Guinê)
- Go in peace and the Lord be with you. (Tân Tây Lan).
- You may go. The Mass is ended (Tô Cách Lan);
- Go in peace of Christ (Miền nói tiếng Pháp).
- Go, you are sent forth (Các nước sử dụng tiếng Anh khác)
Chữ “bình an” cũng được hầu hết các bản dịch đưa thêm vào:
- Andate nella pace di Cristo (Ý)
- Go in the peace of Christ (Anh)
- Allez, dans la paix du Christ (Pháp)
- Gehet hin in Frieden (Đức)
- Podéis ir en paz (Tây Ban Nha)
Điều đáng lưu ý là không ít bản dịch trong cùng một bản có hơn một câu kết lễ dịch từ nguyên bản Latin, ví dụ:
- Bản tiếng Ý: Andate nella pace di Cristo.
La Messa è finita, andate in pace.
Andate in pace per amare e servire il Signore.
- Bản tiếng Anh: Go in the peace of Christ.
The Mass is ended, go in peace.
Go in peace to love and serve the Lord
Chính bởi ý nghĩa câu kết lễ “Ite, missa est” phong phú như thế, cho nên các nghị phụ của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới lần thứ XI về Thánh Thể (10/2005) đã phải đệ trình ĐTC Bênêđictô XVI thỉnh nguyện như sau: “Để làm rõ hơn mối liên hệ giữa lễ tạ ơn và sứ mệnh truyền giáo, Thượng Hội Đồng mong rằng có thêm những công thức kết lễ mới (công thức ban phép lành trọng thể, những lời nguyện trên dân hay các cách thế khác) nhấn mạnh đến sứ mệnh truyền giáo trong thế giới của các tín hữu là thành phần đã được tham dự vào Thánh Lễ” [16], và ngày 22/02/2007, qua Tông Huấn Sacramentum Caritatis, Đức Thánh Cha đã chuẩn nhận ý kiến ấy: “Thật là hữu ích để soạn thảo những bản văn mới, được chính thức chuẩn nhận, để cầu nguyện trên dân chúng và ban phép lành cuối lễ, hầu làm cho mối liên quan này [17] được sáng tỏ” (Số 51).
3. Kết luận:
Các bản dịch tiếng Việt câu kết lễ trên đây, theo chúng tôi đều đúng cả. Nhưng vẫn chưa có bản dịch nào diễn đạt rõ ý tưởng sứ mệnh truyền giáo như có thể thấy trong bản tiếng Anh hay tiếng Ý: “Go in peace to love and serve the Lord”, “Andate in pace per amare e servire il Signore” (tạm dịch: Anh chị em hãy ra đi phục vụ Thiên Chúa trong yêu thương và an bình). Ước mong sao huấn dụ trên đây của Đức Thánh Cha sớm được các vị hữu trách thực hiện, nghĩa là sớm “soạn thảo những bản văn mới, được chính thức chuẩn nhận, để cầu nguyện trên dân chúng và ban phép lành cuối lễ, hầu làm cho mối liên quan này được sáng tỏ”. Mong thay!
[1] CHÚ THÍCH BẢN DỊCH NGHI THỨC THÁNH LỄ 1992 của Ủy Ban Phụng Tự, số 114/3.
[2] Lm. Lê Quang Uy, NÀY NGÀI SAI TA ĐI ĐÂY ĐÓ..., 04/06/2006.
[3] Lm. Ngô Tôn Huấn, GÓP Ý THÊM VỀ NGHI THỨC THÁNH LỄ MỚI, 20/06/2006
[4] Lm Giuse Ðỗ Vân Lực, O.P., NHÌN LẠI NGHI THỨC THÁNH LỄ 2006, 29/08/2006
[5] Lm Trần Phúc Nhân và Lm. Nguyễn Hữu Phú, Một số nhận xét về cuốn Nghi Thức Thánh Lễ 2005, tr. 103, số 144, 08/09/2006.
[6] Phan Tân - Trần Văn Minh, Góp ý về quyển Nghi thức Thánh Lễ 2005, 29/01/2007.
[7] Nguyễn Chính Kết, CẦU NGUYỆN VÀ HÀNH ĐỘNG, trên web http://www.simonhoadalat.com/giaoducgd/giaoduc/ 05Caunguyenvahanhdong.htm truy cập ngày 05/05/08.
[8] "The dismissal of the assembly, which sends each member back to doing good works, while praising and blessing the Lord" (GIRM 1975, 57b).
[9] Joseph Gélineau, HỌP NHAU CỬ HÀNH PHỤNG VỤ - Tập II, Bản dịch của Trần Thái Đỉnh, Đồng Nai, 1992, tr. 404.
[10] "The dismissal of the people by the deacon or the priest, so that each may go out to do good works, praising and blessing God" (GIRM 2000, 90c).
[11] Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 1332.
[12] Nguyễn Chính Kết viết theo sự bổ túc của Gs. Nguyễn Văn Thành ở Lausanne, Thụy Sĩ (trích dẫn ở trên).
[13] The Catholic Encyclopedia, Volume VIII. Published 1910. New York: Robert Appleton Company. Nihil Obstat, October 1, 1910. Remy Lafort, S.T.D., Censor. Imprimatur. +John Cardinal Farley, Archbishop of New York. (Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo đã nêu trên đây cũng xác nhận missa do từ missio).
[14] Đoạn này chúng tôi viết theo Tông Huấn SACRAMENTUM CARITATIS, 22/02/2007, Số 51.
[15] xc. Dominique Lebrun, LES TRADUCTIONS LITURGIQUES: STATUT ET ENJEUX đăng trong La Maison-Dieu, 202, 1995/2, tr. 32.
[16] "To make more explicit the relationship between Eucharist and mission, which belongs to the heart of this Synod, it is suggested that new dismissal formulas be prepared (solemn blessings, prayers over the people or others), which underline the mission in the world of the faithful who have participated in the Eucharist" (PROPOSITIONS OF SYNOD ON THE EUCHARIST, Prop. No. 24).
[17] Thánh Thể - truyền giáo, Missa - missio (chú thích của chúng tôi).
1 comment:
Những bài vở, hình ảnh trong Blog này chỉ là những sưu tập, lượm lặt đó đây để tham khảo và góp ý. Nếu có gì thiếu sót, xin các bạn thông cảm!
Post a Comment