Sunday, June 1, 2008

NHA THO AN LONG


PHÁC THẢO NHÀ THỜ AN LONG
Giáo Phận Mỹ Tho

DONG AN GIANG

Quỳnh Vi & Nguyệt Ánh - Dòng An Giang by Thuy Nga 91

COME BACK TO SORRENTO - Jerry Yang

Chinese Instrument called the Er Hu
COME BACK TO SORRENTO by Jerry Yang

Trở Về Mái Nhà Xưa
Come Back To Sorrento
Torna a Surriento

Vide 'o mare quant'è bello.
Spira tantu sentimento,
Comme tu a chi tiene mente,
Ca scetato 'o faie sunnà.
Guarda, guá, chisto ciardino.
Siente, sié sti sciure arance,
Nu profumo accussì fino
Dinto 'o core se ne va.
E tu dice: "Í parto, ađio!"
T'alluntane a stu core,
Da sta terra de l'ammore
Tiene 'o core 'e nun turnà?
Ma nun me lassà,
Nun darme stu turmiento!
Torna a Surriento,
Famme campà!
Vide 'o mare de Surriento,
Che tesoro tene 'nfunno,
Chie ha girato tutto 'o mummo
Nun l'ha visto comm'a ccà.
Guarda attuorno sti Sserene,
Ca te vonno tantu bene
Te vulessero vasà.
E tu dice: "Í parto, ađio!"
T'alluntane a stu core,
Da sta terra de l'ammore
Tiene 'o core 'e nun turnà?
Ma nun me lassà,
Nun darme stu turmiento!
Torna a Surriento,
Famme campà!
Tác giả : De Curtis

Lời Việt: Phạm Duy

Về đây khi mái tóc còn xanh xanh.
Về đây với mầu gió ngày lang thang
Về đây xác hiu hắt lạnh lùng.
Ôi lãng du quay về điêu tàn.
Đâu tiếng đàn ngoài hiên mưa ?
Và đâu bướm tơ, vui cùng mùa ?
Một mùa Xuân mới, mắt êm nắng hào hoa.
Về đây nghe tiếng hú hồn mê oan.
Về đây lắng trầm khúc nhạc truy hoan.
Về đây nhé ! Cắm xong chiếc thuyền hồn
Ôi thoáng nghe dây lòng tiếc đờn.
Mái tóc nhà lưu luyến vạt trăng xanh.
Nếu mưa về yêu lấy hạt long lanh.
Chờ mong nắng cho tươi đời xuân xanh.
Người xa vắng biết đâu nấm nhà buồn
Đốt ánh đèn in bóng vào rêu xanh.
Sẽ thấy cười tan vỡ hồn đêm thanh.
Và nghe thấy kiếp xưa bước nhẹ về
Đang khóc than trên đường não nề.
Thôi nhé đừng hoài âm xưa
Giọt mưa đã gieo trên thềm nhà
Người ngồi im bóng
Lắng nghe tháng ngày qua.


Lời Việt: Mạnh Phát

Chiều nay lê chân bước về quê xưa.
Tìm lại mái nhà êm đềm ấm cúng.
Ta e gió mưa phai mái lạnh lùng,
Chân bước đi nhưng lòng ngập ngừng !
Nhớ những chiều vui lắng chờ trăng lên.
Tiếng sáo diều lơ lửng trời xanh êm.
Lòng du khách tuy xa mà không quên,
ngàn muôn tiếng tơ trong nắng tàn !
Nhớ cô nàng bơi chiếc thuyền nan xinh.
Mắt nhung huyền mái tóc còn xanh xanh.
Nhìn say đắm trong đôi mắt dịu lành.
Như chứa chan bao nhiêu mối tình !
Quay gót về làng quê xưa. N
gày thơ ấu reo vui cười đùa .
Nặng lòng thương nhớ mắt trông phía trời xa.


Lời Việt: Lê Mộng Bảo

Về đây trong nắng xế chiều buông lơi.
Về đây với ngàn lá vàng thu rơi.
Về đây nhớ sắc hương thắm cuộc đời,
nay đã phai bao lần hoa rồi.
Đâu bóng người cùng thôn xưa.
Và đâu tiếng ai bên thềm đùa.
Nụ cười duyên dáng, với đôi mắt huyền mơ !
Về đây bên mái lá tàn hoang vu.
Về đây lắng nhìn nấm mồ thiên thu.
Về đây nhắc nhủ thêm mối tình đầu.
Hoa lá như reo ngàn tiếng sầu.
Mái tóc thề vương vấn hồi xuân xanh.
Mới đêm nào bên ánh đèn long lanh.
Ngờ đâu ước mơ duyên tình mong manh.
Ngày đi ấy cuốn theo giấc mộng lành.
Bước giang hồ phiêu lãng ngày trôi qua.
Đã mấy lần ấp ủ tình phôi pha.
Giờ đây luyến tiếc cho kiếp lạnh lùng.
Bên mái tranh quê buồn não nùng...
Ôi nhớ ngày về hôm nay.
Nhạc buông phím tơ trong miệt mài.
Ngàn đời hoa lá nhớ thương bóng người xưa !


Lời Anh ngữ: Come Back To Sorrento

Sunlight dances on the sea
Tender thoughts occur to me
I have often seen your eyes
In the nighttime when I dream

When I pass a garden fair
And the scent is in the air
In my mind a dream awakes
And my heart begins to break

But you said goodbye to me
Now all I can do is grieve
Can it be that you forgot?
Darling forget me not!


Please don't say farewell
And leave this heart that's broken
Come back to Sorrento
So I can mend


Viết về bài hát “Torna a Surriento”
Thanh Trang


Bài hát nổi tiếng khắp thế giới và có từ trên 100 năm này, ta vẫn quen với cái tựa đề tiếng Anh là “Come back to Sorrento”. Giai điệu của nó rất gần gụi với lỗ tai của người Việt Nam, thành thử xưa kia khi nhạc sĩ Mạnh Phát sọan lời Việt dưới tựa đề “Trở về mái nhà xưa” thì thính giả VN đã thưởng thức bài hát một cách thỏai mái, không coi như đồ ngọai quốc . Thời ấy thì người viết mấy dòng này mới khỏang mười hai mười ba tuổi gì đấy, nhưng tôi yêu thích giai điệu nơi nguyên tác cùng lời hát chân chất, giản dị của NS Mạnh Phát đến nỗi mà hôm nay đây khi viết đến đây tôi còn nhớ nằm lòng:”Chiều nay lê chân bước về quê xưa. Tìm lại mái nhà êm đềm ấm cúng. Ta e gió mưa phai mái lạnh lùng, Chân bước đi nhưng lòng ngập ngừng ! Nhớ những chiều vui ngóng chờ trăng lên. Tiếng sáo diều lơ lửng trời xanh êm .Lòng du khách tuy xa mà không quên , ngàn muôn tiếng tơ trong nắng tàn ! Nhớ cô nàng bơi chiếc thuyền nan xinh. Mắt nhung huyền mái tóc còn xanh xanh. Và say đắm trong đôi mắt dịu hiền. Như chứa chan bao nhiêu mối tình ! Quay gót về làng quê xưa. Ngày thơ ấu reo vui cười đùa . Trạnh lòng thương nhớ , ngóng trông phía trời xa ..!” Trong ký ức của tôi còn có cả cái bìa của nhà xuất bản An Phú , Bạch Đằng vẽ, bìa in “typo” màu xanh dương, đậm nhạt tùy theo nét vẽ, cảnh một lữ khách mặc bộ đồ Tây đang bước con trên đuờng quê, dưới con sông nhỏ là một cô thồn nữ đội nón lá đang chèo thuyền bên những khóm sen ! Bấy nhiêu đủ để cho người đọc thấy là tôi yêu thích bài hát ấy đến nhường nào, và kỷ niệm cùng những ấn tượng cũ chúng dai dẳng như thế nào trong tôi ! Chừng năm bảy năm sau đó thì Phạm Duy cũng lại sọan lời Việt cho bản nhạc ấy ! Vẫn xử dụng cùng cái tựa ấy ! ( Người có thực tài thì người ta có tự tin nên không cần làm những động tác lọai “màu mè” như thay đổi cái tựa cho thêm rối ra !) Dưới ngòi bút của ngừơi nhạc sĩ này thì phần lời hẳn nhiên là hào hoa và bay bướm hơn ! “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh. Về đây với màu gió mùa lang thang . Về đây với sắc hiu hắt lạnh buồn. Ôi thóang nghe giây lòng tiếc đờn ! …” v.v.. Lời hát xưa của NS Mạnh Phát đã lắm người quên tên tôi moi ký ức ra nhắc lại . Lời Việt cho bài “Torna a Surriento” của Phạm Duy cận đại và phổ biến hơn nên chỉ cần nhắc qua loa như thế ! Bài “Torna a Surriento” ra đời cách đây 102 năm. Từ bấy đến nay nó đã chu du khắp hòan cầu . Số người hát nó, số ban nhạc hòa tấu nó thì khỏi cần phải nói; ta miễn đếm ! Thế hệ nay đã lục tuần hẳn còn nhớ dàn nhạc lẫy lừng của Mantovani vào thời thập niên từ cuối 50 cho đến đầu 70 . Ông Mantovani là người gốc Ý, sau định cư bên Anh Quốc và vào quốc tịch Anh . Ông có một đĩa hát lọai “33 tours” ( trong số cả mấy chục đĩa hát lưu truyền khắp thế giớ) tựa là “Italia mia” , “Đất Ý của tôi” ! Ông ấy sọan hòa âm cũng như điều khiển dàn nhạc cho cả nghìn bài hát, nhưng riêng đối với bài “Torna a Surriento” thì ông có lần nói:”Cứ mỗi lần nghe lại điệu nhạc này là tôi lại thấy lòng mình xao động” . Ông ấy dùng chữ tiếng Anh “Troubling” để diễn tả nỗi cảm xúc của mình ! Này xưa khi nghe lời Việt của bài này thì tôi cứ xem cái tựa nơi nguyên tác tiềng Ý và giả định rằng ý tình trong lời hát tiếng Ý thì chắc cũng chả có khác gì với ý tình nơi hai bản lời Việt bên ta ! Nhưng đến khi tò mò tìm hiểu về lai lịch của nó thì tôi đã phát hiện ra những điều rất ư là thú vị ! Nó không có “lãng mạn” như tôi mường tượng ! Nó không có “chan chứa tình quê” như tôi hình dung. Nó không gợi nên cảnh tác giả xa quê hương bản quán của mình rồi một ngày đẹp giời trở về quê xưa , hay đang xa quê và mong ngày trở về như tôi tôi hằng nghĩ ! Ngày tôi còn đi du học ở xứ này vào cuối thập niên 60, trong truờng Đại Học thấp thóang có bóng dáng vài sinh viên từ Âu Châu qua . Có hai cậu người Pháp từ Paris, và –ôi may mắn- có một cô người Ý từ bên Ý qua ! Cô nàng học Y Khoa . Một ngày đẹp giời tôi tìm cách làm quen. Chuyện cũng dễ thôi ! Quen nhau rồi thì cô ấy mới khám phá ra là tôi cũng biết đánh đàn, mà quan trọng hơn cả là cô ấy thấy tôi thuộc không dưới vái chục bản nhạc của Ý ! Cô ấy tò mò hỏi thì tôi nói là có gì đâu lạ: xứ tôi nằm vùng nhiệt đới , có biển vây quanh suốt một dải trên 2000 km, còn nước Ý thì là một bán đảo, khí hậu ấm áp so với Bắc và Tây Âu cho nên âm nhạc của dân vùng biển thì “chắc đại lọai cũng thế !” Tôi giải thích một cách cực kỳ giản dị như vậy ! Cô ấy tò mò muốn nghe nhạc Việt Nam thì tôi lôi bản “Nha Trang” của Minh Kỳ hay “Bên bờ đại dương” của Hòang Trọng ra đàn cho cô ấy nghe ! Cô nàng gục gặc đầu nói :”Ờ nhỉ, sao mà giống nhạc Ý như thế !” Chả biết cô ấy nói thật hay chỉ cốt cho tôi yên tâm ! Nhưng cái chính là tôi lôi ra một lô các bản nhạc của Ý mà tôi thích nhất rồi đề nghị cô ấy dịch nghĩa cho phần lời . Cái gì, chứ còn ở Nashville, Tennesse, “Thủ Đô Âm Nhạc “Country Music” của miền Nam Hoa Kỳ” thì có đủ các hiệu sách hiệu đàn để cung cấp mọi thứ nhạc bản phương Tây trên đời này ! Đến cái ngày cô ấy dịch cho tôi xem –bằng tiếng Anh- phần lời của bài “Torna a Sorriento” thì tôi cứ cho là cô ấy đùa ! Khi nhin lại gương mặt đẹp đẽ, thùy mị và nghiêm trang với mái tóc đen và đôi mắt đen nhánh của cô ấy ( chả khác gì một thiếu nữ Việt Nam) thì tôi mới tin chắc là cô ấy không đùa ! Vào Thư Viện của trường Peabody ở bên cạnh truờng tôi học, nơi có chương trình về Âm Nhạc , thì lục lọi một hồi cũng lại có thêm lai lịch của bài hát ấy, kèm theo bản dịch bằng tiếng Anh với nghĩa y chang như bản dịch của cô bạn người Ý tôi quen ! Lai lịch bài hát : Vào năm 1902, Thủ Tướng Giuseppe Zenardelli của Ý đi viếng thăm, và nghỉ mát ở bờ biển Surriento ! Họ sắp xếp thế nào mà ông này lưu lại ở một khách sạn nơi có một người tên là Ernesto (Có nơi ghi là Giambattista) De Curtis đang trông coi việc trang trí nội thất ở cái khách sạn lớn nhất của thành phố đó ! Ngày nay có ai tò mò lên Internet xem ảnh của bờ biển Surriento thì tất nhiên là sẽ thấy cảnh nên thơ như chốn địa đàng . Thế nhưng ngày ấy thì ở đấy nhà cửa tồi tàn, đuờng xá xuống cấp, cống rãnh tắc tị . Nói chung là tình trạng rất tồi tệ ! Anh De Curtis nọ có tay nghề trang trí nội thất thì tất nhiên là có máu yêu nghệ thuật trong người. Bởi thế mà nếu như anh ta biết đàn hay viết bài hát thì cũng chả có gì lạ cho lắm ! Vậy thì lần đó anh ta theo chủ trương “Nghệ Thuật phục vụ dân sinh” ! Chả lẽ để cho ông Thủ Tướng đến nghỉ mát ít hôm rồi khăn gói ra đi mà tình trạng của Thành Phố vẫn tồi tàn như xưa ? Anh sọan ngay chớp nhóang một bài hát để gọi là “mua chuộc tình cảm” của ông Thủ Tướng , tặng ông Thủ Tướng để ông còn “nói vào một tiếng” cho thuộc cấp biết đuờng mà để mắt đến việc tái thiết và chỉnh trang Surriento! Bài “Torna a Surriento” ra đời ! Surriento nằm trong vùng biển “Napoli” ( ta vẫn quen thấy trên bản đồ dưới địa danh là “Naples”) . Người viết ở đây xin chép lại nguyên tác phần lời nơi bài hát của Ý , và kế đó là phần dịch thuật mà tôi cố gắng dịch sao cho “thóat” ra đuợc tòan bộ cái ý nơi lời lẽ của nguyên tác ! Người đọc sẽ thấy là nội dung nơi lời của bài hát không “biuồn” hay “xa vắng” như ta tưởng. Có tí hóm hỉnh nữa là đàng khác ! Còn như nét tha thiết , luôn luôn gợi cảm nơi nét nhạc thì lại là chuyện khác . Cũng có thể nói : Phần nhạc là của riêng tác giả bài hát, còn phần lời là để dành riêng cho bậc “phụ mẫu chi dân ” để ông ta còn đóai hòai đến bầy con đỏ ! Công tư đôi bề vẹn tòan và xòng phẳng ! Nhưng đàng nào thì cũng để người đọc tự thẩm định lấy :

TORNA A SURRIENTO

Vide 'o mare quant'è bello.
Spira tantu sentimento,
Comme tu a chi tiene mente,
Ca scetato 'o faie sunnà.
Guarda, guá, chisto ciardino.
Siente, sié sti sciure arance,
Nu profumo accussì fino
Dinto 'o core se ne va.
E tu dice: "Í parto, ađio!"
T'alluntane a stu core,
Da sta terra de l'ammore
Tiene 'o core 'e nun turnà?
Ma nun me lassà,
Nun darme stu turmiento!
Torna a Surriento,
Famme campà!
Vide 'o mare de Surriento,
Che tesoro tene 'nfunno,
Chie ha girato tutto 'o mummo
Nun l'ha visto comm'a ccà.
Guarda attuorno sti Sserene,
Ca te vonno tantu bene
Te vulessero vasà.
E tu dice: "Í parto, ađio!"
T'alluntane a stu core,
Da sta terra de l'ammore
Tiene 'o core 'e nun turnà?
Ma nun me lassà,
Nun darme stu turmiento!
Torna a Surriento,
Famme campà!

Tác giả : De Curtis

1

Xin hãy nhìn ra biển kìa ! Đẹp biết là bao !
Sao mà nó gợi trong ta những cảm xúc mạnh mẽ đến thế !
Mà cũng chả khác gì nguồn xúc cảm anh gieo nơi biển bởi nó cũng nghĩ về anh !
Anh khiến cho nó mộng mơ ngay khi nó còn thức giấc ! (1)
Nhìn kìa, hãy nhìn những thửa vườn kia !
Hãy ngửi mùi hoa từ những cây cam đó !
mùi hương thanh khiết đến độ nó đi thẳng vào lòng anh !
Ấy thế mà anh nói :”Tôi ra đi đây, xin giã từ !”
Anh lìa xa tấm lòng này !
Anh lìa xa mảnh đất của thương yêu này !
Anh có chắc là không cảm thấy rồi sẽ có ngày sẽ quay trở lại nơi đây hay sao anh ?
Nhưng mà này, đừng bỏ tôi nhé !
Đừng làm cho tôi đau buồn như thế nhé !
Hãy trở lại Surrento
Cho tôi có cái lẽ để mà sống ! (1)

Chú thích của người dịch:
Ý là khi biển xôn xao gợn sóng thì là nó “thức” còn khi nó lặng im thì là nó “ngủ” !

2.

Hãy nhìn ra biển Surrento kìa !
với ngần ấy của báu duới đáy sâu .
Ngay cả những ai từng chu du khắp địa cầu
cũng chưa từng thấy cái gì đẹp đẽ như vầy !
Hãy nhìn quanh mà xem những nàng ngư nữ kia ! (1)
Họ nhìn anh như thể anh đã hớp hồn họ
Họ yêu anh đến thế
Họ ước ao đuợc hôn anh
Ấy thế mà anh (đành lòng) nói câu:
”Tôi đi đây, xin giã từ !

(Trở lại như ở cuối đoạn 1, sau câu :”….. xin giã từ”, và hết.) (1)
Chú thích của người dịch: Tất nhiên những “ngư nữ” kia cũng chả ai khác hơn là các cô gái Ý lượn lờ dọc theo bãi biển !

(Thanh Trang, dịch nghĩa từ bản tiếng Anh của một anh bạn người Ý)

Sau cùng thì tưởng cũng nên thêm một phần “Phụ Lục” ! Bài hát này với phần lời Việt thì ta đã từng nghe nhiều rồi ! Chi bằng ta nghe bản “Torna a Surriento” qua giọng Hát của một ca sĩ người Ý chính cống, với dàn nhạc phụ họa của người Ý chính cống ! Để coi xem người đọc Và người nghe cảm nhận ra sao ! Giọng hát là của Armando Valsani, với sự phụ họa của dàn nhạc “ Orchestra di Napoli” do Cido Bianchi điều khiển.
Thanh Trang Nam Cali. , cuối mùa Hạ 2004.

COME BACK TO SORRENTO

Luciano Pavarotti & Meat Loaf - COME BACK TO SORRENTO

12. September 1995 - Pavarotti & Friends
"War Child - Together For The Children Of Bosnia"
Live AT The Parco Novi Sad In Modena (Italy)

DAU CHAN DIA DANG

Nhạc Trịnh Công Sơn - Ca sĩ Quỳnh Lan
Guitar : Hoàng Minh và Anh Tuấn
DẤU CHÂN ĐỊA ĐÀNG by Anthony Kinh

XIN DUNG AI NHU TOI

XIN DUNG AI NHU TOI - Thơ Nguyễn Phúc Sông Hương
Nhạc Vĩnh Điện - Tiếng hát Quỳnh Lan

MOT GOC DOI

"Một góc đời" của Nhạc Sĩ Lê Tin Hương - Tiếng hát Minh Châu
"Nghe trong tim ta có tiếng thở dài................
Nghe trong tim ta có tiếng hẹn hò……..
Nghe trong tim ta có tiếng gọi chào........
Xin cho qua nhanh ngày tháng còn lạc loài.

Saturday, May 31, 2008

BAN TUYEN NGON CUOI CUNG

bản tuyên ngôn cuối cùng

ngẩng mặt lên,
ta, thiên thần hay ác quỷ,
hay loài động vật hiếm quý?
cần bảo tồn hay hủy diệt
ngơ ngác giữa rừng nuối tiếc
hoang phí hết đời lãng du
không chờ được tới thiên thu !

Nghĩa Angiang - San Jose

BONG HONG CAI AO

Bông Hồng Cài Áo
Bài của Thiền Sư Nhất Hạnh

Để dâng mẹ, và để làm quà vu lan cho những người nào có diễm phúc còn mẹ Medford, tháng tám 1962. n.h. Ý niệm về mẹ thường không thể tách rời ý niệm về tình thương. Mà tình thương là một chất liệu ngọt ngào, êm dịu và cố nhiên là ngon lành. Con trẻ thiếu tình thương thì không lớn lên được. Người lớn thiếu tình thương thì cũng không lớn lên được. Cằn cỗi, héo mòn. Ngày mẹ tôi mất, tôi viết trong nhật ký : tại nạn lớn nhất đã xẩy ra cho tôi rồi! Lớn đến cách mấy mà mất mẹ thì cũng như không lớn, cũng cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, cũng không hơn gì trẻ mồ côi. Những bài hát, những bài thơ ca tụng tình mẹ, bài nào cũng dễ hát, cũng hay. Người viết, dù không có tài ba, cũng có rung cảm chân thành; người hát ca, trừ là kẻ không có mẹ ngày từ thưở chưa có ý niệm, ai cũng cảm động khi nghe nói đến tình mẹ, đâu cũng có, thời nào cũng có. Bài thơ mất mẹ mà tôi thích nhất, từ hồi nhỏ, là một bài thơ rất giản dị. Mẹ đang còn sống, nhưng mỗi khi đọc bài ấy thì sợ sệt, lo âu… sợ sệt lo âu cho một cái gì còn xa, chưa đến, nhưng chắc chắn phải đến : Năm xưa tôi còn nhỏ mẹ tôi đã qua đời! lần đầu tiên tôi hiểu thân phận trẻ mồ côi. quanh tôi ai cũng khóc Im lặng tôi sầu thôi để dòng nước mắt chảy là bớt khổ đi rồi… hoàng hôn phủ trên mộ chuông chùa nhẹ rơi rơi tôi thấy tôi mất mẹ mất cả một bầu trời. Một bầu trời thương yêu dịu ngọt, lâu quá mình đã bơi lội trong đó, sung sướng mà không hay, để hôm nay bừng tỉnh thì thấy đã mất rồi. Người nhà quê Việt Nam không ưa nói cách cao kỳ. Nói rằng bà mẹ già là một kho tàng của yêu thương, của hạnh phúc thì cũng đã là cao kỳ rồi. Nói mẹ già là một thứ chuối, một thứ xôi, một thứ đường ngọt dịu, người dân quê đã diễn tả được tình mẹ một cách giản dị vừa đúng mức: Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nếp một, như đường mía lau. Ngon biết bao nhiêu! Những lúc miệng vừa nhạt sau một cơn sốt, những lúc như thế thì không có món ăn gì có thể gợi được khẩu vị của ta. Chỉ khi nào mẹ đến, kéo chăn đắp lại ngực cho ta, đặt bàn tay (Bàn tay? Hay là tơ trời đâu la miên ? ) trên trán nóng ta và than thở “khổ chưa, con tôi”, ta mới thấy cảm thấy đầy đủ, ấm áp, thấm nhuần chất ngọt của tình mẹ, ngọt thơm như chuối ba hương, đường mía lau, xôi nếp một ấy, không bao giờ cùng tận. Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Nước trong nguồn chảy ra thì bất tuyệt. Tình mẹ là gốc của mọi tình cảm thương yêu. Mẹ là giáo sư dạy về thương yêu, một phân khoa quan trọng nhất trong trường đại học cuộc đời. Không có mẹ, tôi sẽ không biết thương yêu. Nhờ mẹ mà tôi biết được thế nào là tình chúng sinh; nhờ mẹ mà tôi có được chút ý niệm về đức từ bi. Vì mẹ là gốc của tình thương, nên ý niệm mẹ lấn trùm ý niệm thương yêu của tôn giáo vốn cũng dạy về tình thương. Đạo Phật có đức Quán Thế Âm, tôn sùng dưới hình thức mẹ. Em bé vừa mở miệng khóc thì mẹ đã chạy tới bên nôi. Mẹ hiện ra như một thiên thần dịu hiền, làm tiêu tan khổ đau lo âu. Đạo Chúa có Đức Mẹ, Thánh Nữ đồng trinh Maria. Trong tín ngưỡng bình dân Việt có Thánh Mẫu Liễu Hạnh, cũng dưới hình thức mẹ. Bởi vì chỉ cần nghe đến danh từ mẹ, ta đã thấy lòng tràn ngập yêu thương rồi. Mà từ yêu thương đi tới tín ngưỡng và hành động thì không xa, chỉ mấy bước. Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother’s Day) mồng mười tháng năm. Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với thầy Thiên Ân, tới nhà sách ở khu Ginza, Đông Kinh, nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng. Tôi nhìn lại bông hoa trắng trên áo mà bỗng thấy tủi thân. Tôi cũng mồ côi như bất cứ một đứa trẻ vô phúc, khốn nạn nào; chúng tôi không có được cài trên áo một bông hoa màu hồng. Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai người khuất núi, có khóc than cũng không còn kịp nữa. Tôi thấy cái tục cài hoa đó đẹp và nghĩ rằng mình có thể bắt chước, áp dụng trong ngày báo hiếu Vu Lan. Mẹ là một dòng suối, một kho tàng vô tận, vậy mà lắm lúc ta không biết, để lãng phí một cách oan uổng. Mẹ là một món quà lớn nhất mà cuộc đời tặng cho ta, những kẻ đã và đang có mẹ. Đừng có đợi đến khi mẹ chết rồi , mới nói : “trời ơi, tôi sống bên mẹ suốt mấy mươi năm trời mà chưa có lúc nào ‘nhìn kỹ’ được mặt mẹ.” Lúc nào cũng chỉ nhìn thoáng qua. Trao đổi vài câu ngắn ngủi. Xin tiền ăn quà. Đòi hỏi mọi chuyện. Ôm mẹ mà ngủ cho ấm. Giận dỗi. Hờn lẫy. Gây bao nhiêu chuyện rắc rối cho mẹ phải lo lắng, ốm mòn, thức khuya, dậy sớm vì con. Chết sớm cũng vì con. Để mẹ phải suốt đời bếp núc, vá may, giặt rửa, dọn dẹp. Và để mình bận rộn suốt đời, lên xuống ra vào lợi danh. Mẹ không có thì giờ nhìn kỹ con. Và con không có thì giờ nhìn kỹ mẹ. Để khi mẹ mất, mình có cảm nghĩ : thật như là mình chưa bao giờ thật có ý thức rằng mình có mẹ. Chiều nay khi đi học về, hoặc khi đi làm việc ở sở về, em hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và thật bền. Em sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi em sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ để trông thấy mẹ, và để biết rằng mẹ đang sống và đang ngồi bên em. Cầm tay mẹ, em sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Em hỏi : “Mẹ ơi, mẹ có biết không ?” Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên, và sẽ hỏi em, vừa cười vừa hỏi : “biết gì?” Vẫn nhìn vào mắt mẹ, vẫn giữ nụ cười trầm lặng và bền, em sẽ hỏi tiếp : “mẹ có biết là con thương mẹ không ?” Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù người lớn ba bốn mươi tuổi, cũng có thể hỏi một câu như thế, bởi vì người là con của mẹ. Mẹ và em sẽ đều trở thành bất diệt và ngày mai, mẹ mất, em sẽ không hối hận, đau lòng. Ngày Vu Lan ta nghe giảng và đọc sách nói về ngài Mục Liên và về sự hiếu để. Công cha, nghĩa mẹ. Bổn phận làm con. Ta lạy Phật cầu cho mẹ sống lâu. Hoặc lạy mười phương tăng chú nguyện cho mẹ được tiêu diêu nơi cực lạc, nếu mẹ đã mất. Con mà không có hiếu là con bỏ đi. Nhưng hiếu thì cũng do tình thương mà có; không có tình thương, hiếu chỉ là giả tạo, khó khăn, vụng về, cố gắng mệt nhọc. Mà có tình thương là có đủ hết rồi. Cần chi nói đến bổn phận. Thương mẹ, như vậy là đủ. Mà thương mẹ không phải là một bổn phận. Thương mẹ là một cái gì rất tự nhiên. Như khát nước thì uống. Con thì phải có mẹ, phải thương mẹ. Chữ phải đây không phải là luân lý, là bổn phận. Phải đây là lý đương nhiên. Con thì đương nhiên thương mẹ, cũng như khát thì đương nhiên đi tìm nước uống. Mẹ thương con, nên con thương mẹ. Con cần mẹ, mẹ cần con. Nếu mẹ không cần con, con không cần mẹ, thì đó không phải là mẹ, là con. Đó là lạm dụng danh từ mẹ con. Ngày xưa, thầy giáo hỏi rằng : “con mà thương mẹ thì phải làm thế nào ?” Tôi trả lời : “vâng lời, cố gắng, giúp đỡ, phụng dưỡng lúc mẹ về già và thờ phụng khi mẹ khuất núi.” Bây giờ thì tôi biết rằng : “con thương mẹ thì không phải “làm thế nào” gì hết. Cứ thương mẹ, thế là đủ lắm rồi, đủ hết rồi, cần chi phải hỏi làm thế nào nữa!” Thương mẹ không phải là một vấn đề luân lý đạo đức. Anh mà nghĩ rằng tôi viết bài này để khuyên anh về luân lý đạo đức là anh lầm. Thương mẹ là một vấn đề hưởng thụ. Mẹ như suối ngọt, như đường mía lau, như xôi nếp một. Anh không hưởng thụ thì uổng cho anh. Chị không hưởng thụ thì thiệt cho chị. Tôi chỉ cảnh cáo cho anh chị đừng có than thở rằng : “đời ta không còn gì cả.” Một món quà như mẹ mà còn không vừa ý thì hoạ chăng có làm Ngọc Hoàng Thượng Đế mới vừa ý, mới bằng lòng, mới sung sướng. Nhưng tôi biết Ngọc Hoàng không sung sướng đâu, bởi Ngọc Hoàng là đấng tự sinh, không bao giờ có diễm phúc có được một bà mẹ. Tôi kể chuyện này, anh đừng nói tôi khờ dại. Đáng lẻ chị tôi không nên đi lấy chồng, và tôi, tôi không nên đi tu mới phải. Chúng tôi bỏ mẹ mà đi, người thì theo cuộc đời mới bên cạnh người con trai thương yêu; người thì đi theo lý tưởng đạo đức mình say mê và tôn thờ. Ngày chị tôi đi lấy chồng, mẹ tôi lo lắng lăng xăng, không tỏ vẻ buồn bã chi. Nhưng đến khi chúng tôi ăn cơm trong phòng, ăn qua loa để đợi giờ rước dâu, thì mẹ tôi không nuốt được miếng nào. Mẹ nói : “mười tám năm trời nó ngồi ăn cơm với mình, bây giờ nó ăn bữa cuối cùng rồi thì nó sẽ đi ăn ở một nhà khác.” Chị tôi gục đầu xuống mâm cơm, khóc. Chị nói : “thôi con không lấy chồng nữa.” Nhưng rốt cuộc thì chị cũng đi lấy chồng. Còn tôi thì bỏ mẹ mà đi tu. Các ái từ sở thân, là lời khen ngợi người có chí xuất gia. Tôi không tự hào chi về lời khen đó cả. Tôi thương mẹ, nhưng tôi có lý tưởng, vì vậy phải xa mẹ. Thiệt thòi cho tôi, có thế thôi. Ở trên đời, có nhiều khi ta phải chọn lựa. Mà không có sự chọn lựa nào là không khổ đau. Anh không thể bắt cá hai tay. Chỉ khổ là vì muốn làm người nên anh phải khổ đau. Tôi không hối hận vì bỏ mẹ đi tu, nhưng tôi tiếc và thương cho tôi vô phúc thiệt thòi, nên không được hưởng thụ tất cả kho tàng quí báu đó. Mỗi buổi chiều lạy Phật, tôi cầu nguyện cho mẹ. Nhưng tôi không được ăn chuối ba hương, xôi nếp một và đường mía lau. Anh cũng đừng tưởng tôi khuyên anh: không nên đuổi theo sự nghiệp mà chỉ nên ở nhà với mẹ. Tôi đã nói là tôi không khuyên răn ai hết, tôi không giảng luân lý đạo đức rồi mà. Tôi chỉ nhắc anh : mẹ là chuối, là xôi, là đường, là mật, là ngọt ngào, là tình thương. Để anh đừng quên. Để chị đừng quên. Để em đừng quên. Quên là một lỗi lớn : Cũng phải là lỗi nữa, mà là một sự thiệt thòi. Mà tôi không muốn anh chị thiệt thòi, vô tình mà bị thiệt thòi, khờ dại mà bị thiệt thòi. Tôi xin cài vào túi áo một bông hoa hồng : để anh sung sướng , thế thôi. Nếu có khuyên, thì tôi sẽ khuyên anh như thế này. Chiều nay, khi đi học về, hoặc đi làm về, anh hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và thật bền. Anh sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi anh sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ để trông thấy mẹ, và để biết rằng mẹ đang sống và đang ngồi bên anh. Cầm tay mẹ, anh sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Anh hỏi : “Mẹ ơi, mẹ có biết không ?” Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên, và sẽ nhìn anh, vừa cười vừa hỏi: “biết gì?” Vẫn nhìn vào mắt mẹ, vẫn giữ nụ cười trầm lặng và bền, anh sẽ hỏi tiếp: “mẹ có biết là con thương mẹ không ?” Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù anh lớn ba bốn mươi tuổi, chị lớn ba bốn mươi tuổi thì cũng hỏi câu ấy. Bởi vì anh, bởi vì chị, bởi vì em đều là con của mẹ. Mẹ và anh sẽ sung sướng, sẽ được sống trong ý thức tình thương bất diệt . Và ngày mai, mẹ mất, anh sẽ không hối hận, đau lòng, tiếc rằng anh không có mẹ. Đó là điệp khúc tôi muốn ca hát cho anh nghe hôm nay. Và anh hãy ca, chị hãy ca, em hãy ca cho cuộc đời đừng chìm trong vô tâm, quên lãng. Đoá hoa màu hồng tôi cài trên áo anh rồi đó. Anh hãy sung sướng đi.

TIEN TRI HAY NGON SU ?

Tiên tri" hay "Ngôn sứ "?

Kính gửi cha Vinh Sơn Nguyễn Thế Thủ,
Giáo sư Phụng vụ Đại Chủng viện Thánh Giuse.

Thưa cha, nhân đọc bài “vài suy nghĩ về bản dịch mới 2005, Nghi thức Thánh lễ” do cha viết, đăng trong Bài Giảng Chúa Nhật số 7 và số 8 năm 2006, con xin gửi đến cha một chia sẻ chân tình về nhận định của cha trong bài viết khi đề cập đến từ “propheta” ở trang 120, số 8 – 2006 (trong bài viết của cha cả 3 lần đều viết là: “prophetas”?). Cha và con đã biết nhau rồi nên con khỏi phải tự giới thiệu. Sở dĩ con lưu tâm đến từ này vì rất thường gặp khi dạy giáo lý, đặc biệt khi trình bày về lịch sử cứu độ mà vai trò của những “propheta” (lt) hoặc “prophetes” (hl) rất quan trọng.

“Propheta”(lt) trong kinh Tin kính.
Đối với đại đa số giáo dân, khi đọc kinh Tin kính đến phần tuyên xưng về Chúa Thánh Thần trước sau vẫn đọc: "Người đã dùng các “tiên tri” mà phán dạy". Từ “tiên tri” là từ rất thông dụng ít là cho đến đầu thập niên 70. Sau này xuất hiện từ "ngôn sứ". Vì thế, bản dịch sách lễ Rôma 1992 đã dùng từ "ngôn sứ" trong câu tuyên xưng trên, nhưng vì không có lệnh bắt buộc phải đọc nên mọi người vẫn đọc là "tiên tri" . Đây cũng là một thuận lợi cho bản dịch sách lễ Rôma năm 2005 khi muốn gạt bỏ từ "ngôn sứ" để dùng lại từ "tiên tri" của bản dịch năm 1971! Sau đây, con xin nói lên một suy nghĩ của riêng mình.

1. Từ "tiên tri" .
Khi tìm hiểu nguồn gốc của từ "tiên tri" , con được biết gốc của nó trong tiếng Hipri là “Nabi" (נָ בִיא), người được Thiên Chúa gọi, người được đề cử để nói. Nghĩa của từ này không bao hàm sự biết trước tương lai. Bản Kinh Thánh Hi Lạp (LXX) đã dùng danh từ Prophetes (προφήτης) để dịch từ Nabi. Từ prophetes gồm có giới từ προ không chỉ có nghĩa thời gian mà còn có nghĩa không gian (phía trước, đằng trước) và động từ φημι có nghĩa là nói (dire), quả quyết (affirmer), khuyên nhủ, răn bảo (conseiller), ra lệnh (commander) (Lexique Grec-Français, trang 500). Vì thế, các từ điển KT đều giải thích từ prophetes là người nói đàng trước, nói phía trước, nghĩa là nói nhân danh, nói thay một ai đó. Trong Kinh Thánh, những prophetes là những phát ngôn nhân, mang lời Thiên Chúa đến cho dân. Các Ngài ít có những lời tiên báo nhưng nhiều lời giảng dạy, răn đe, quở trách, khuyên nhủ dân Chúa. Từ "tiên tri" làm sao diễn tả được đầy đủ các nghĩa trên? Không biết cha dựa vào đâu để cho rằng từ tiên tri trong từ điển Trung hoa, mang nhiều ý nghĩa: nói trước, nói tiên tri, nói thay ai, nói nhân danh ai. Con đã vào nhà sách, các thư viện, lục rất nhiều các từ điển tiếng Hoa cũng như từ điển Hán Việt của các tác giả: Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Khôn, Thanh Nghị, Bửu Kế, Thiều Chửu, Lê Văn Đức, Khổng Đức Long Cương, Trương Văn Giới và Lê Khắc Kiều Lục, Viện Ngôn Ngữ Học,…thì từ 先 知 (xiānzhi) "tiên tri" , chỉ có nghĩa là người biết trước tương lai, nói về những điều sẽ xảy ra. Nhưng không hề có hai nghĩa sau như cha nói ở trên.

2. Từ "ngôn sứ".
Còn từ “ngôn sứ”, có người cho rằng không có trong cách nói của người Trung Hoa, nhận định đó đúng hay sai xin dành cho những nhà ngôn ngữ học. Còn theo con, từ “ngôn sứ” trong tiếng Hoa gồm từ “ngôn” 言(yán) có bộ khẩu 口 là lời nói, nói; từ “sứ” 使(shĭ) gồm bộ nhân亻và bộ lại 吏, nghĩa là người vâng lệnh trên đi làm một việc gì. Con không biết từ "ngôn sứ" do đâu mà có, nhưng từ thập niên 70 đã xuất hiện từ này trong các sách thần học như "Điển ngữ thần học Kinh Thánh" của Giáo Hoàng học viện Piô X Đà lạt in năm 1974, quyển III trang 435, có điều lại đổi thứ tự 2 chữ: “sứ ngôn”; nhưng phân tích rõ ràng, đầy đủ về sứ mạng của những người được gọi là "ngôn sứ" dựa trên những đoạn Kinh Thánh. Một tài liệu giá trị nữa là bộ Thánh Công Đồng Chung Vaticanô II, cũng do phân khoa thần học GHHV Piô X-1972 trong phần phân tích mục lục trang 1184 nói về từ "ngôn sứ", con xin trích nguyên văn: "Từ "ngôn sứ" được dùng thay cho từ "tiên tri" để chỉ một người được Thiên Chúa kêu gọi, được đặt làm sứ giả chuyển "Lời" của Chúa cho người khác, giải thích Sứ điệp của Thiên Chúa cho con người, đồng thời kêu gọi con người trung thành với giao ước, an ủi con người trong cuộc lưu đày đau khổ cũng như chuyển lời cầu xin của con người lên Thiên Chúa . Đó là nhiệm vụ đích thực mà từ ngữ "tiên tri" không diễn tả hết được".

Sau cùng, khi soạn bài để dạy giáo lý, con dùng nhiều tài liệu giáo lý của nhiều giáo phận: Xuân Lộc-Nha Trang- Cần Thơ, nhất là cuốn giáo lý Hội Thánh Công giáo của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Tp. HCM 1997, sách giáo lý của cha Nguyễn Văn Tuyên, cha Hoàng Sỹ Quý dòng Tên, rồi Bộ Giáo Luật Bản dịch Việt ngữ của Ðức Ông Phương, Đức Ông Vinh và một số Linh mục ở Rôma đã dùng từ “ngôn sứ” hoặc "sứ ngôn" (điều 204) và nhiều sách, tạp chí, cours học của các tu sĩ, các tài liệu tham khảo tất cả đều dùng từ "ngôn sứ". Và bản Kinh Thánh do nhóm CGKPV đã có mặt ở khắp hang cùng ngõ hẻm cũng dùng từ "ngôn sứ". Ngoài ra, các tác phẩm của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận cũng dùng từ ngôn sứ. Vậy mà, chỉ qua một cuộc “thảo luận sôi nổi” và “bỏ phiếu” UBPT đã gạt bỏ một từ phong phú và đúng đắn như vậy để dùng một từ cũ kỹ mà nội dung không diễn đạt hết ơn gọi và sứ mạng của những vị gọi là prophetes. Cha cũng cho biết theo cha Tổng Thư Ký UBPT đa số các giáo phận đã gửi đề nghị giữ từ “tiên tri” mà không dùng từ “ngôn sứ” nữa, theo con điều này không đáng tin. Danh sách các thành viên trong uỷ ban không tạo cho con sự tin tưởng so với những chứng cứ con nêu ở trên vì con biết khá nhiều về những vị này. À con cũng quên chưa nhắc đến một vị rất có uy tín và khả năng chuyên môn cao về Kinh Thánh hiện nay là cha Vũ Phan Long, OFM mà trong những giáo trình cũng như những bài viết ở báo Hiệp Thông cho đến nay vẫn dùng từ “ngôn sứ”. Sau cùng, như để làm cho việc dùng lại từ “tiên tri” của UB có cơ sở, cha đưa ra một “ghi nhận đáng kể là bản dịch Phụng vụ 1971 và vài nhà Kinh Thánh danh tiếng như cha Nguyễn Thế Thuấn và cha Trần Đức Huân… đã dùng từ “tiên tri” mà không dùng từ “ngôn sứ” (nguyên văn).Điều này không thuyết phục vì hai lý do:
a) Vào thời điểm đó chưa có từ “ngôn sứ”.
b) Những bản dịch cũ chỉ có tính cách tham khảo để giúp bản dịch mới hoàn hảo hơn, chứ không luôn luôn là tiêu chuẩn để bản mới phải theo. Con xin lấy ví dụ bản dịch của cha Trần Đức Huân có một câu trong Tin Mừng Gioan1,1: θεός hh8h8hh8hçoỏhv o λόγος, nhưng chắc hẳn ngài đã theo bản La tinh: Deus erat Verbum, vì không có mạo từ nên ngài dịch “Thiên Chúa là Ngôi Lời” mà lẽ ra phải dịch: “Ngôi Lời là Thiên Chúa” vì trong câu Hy Lạp có mạo từ nên λόγος là chủ ngữ trong câu. Còn bản dịch của cha N.T.Thuấn trong sách Habacuc 2,16 có một từ: עָרֵל (con không tiện viết ra ở đây), thử hỏi có ai dám dùng lại từ đó cho bản dịch mới không? Cha lấy những bản văn cách đây gần nửa thế kỷ để làm tiêu chuẩn thì làm sao có sức thuyết phục.
Con tìm trong nhà mình xem có sách vở tài liệu nào còn dùng từ "tiên tri" để chỉ những prophetes, thì tình cờ con thấy một băng video ca nhạc thiếu nhi do nhà văn hóa thiếu nhi Tp. phát hành cách nay gần 10 năm, của đứa con trai con, có một bài hát rất vui nhộn với những hình ảnh minh họa: “Kìa năm ông "tiên tri" đi xem voi...” bài hát diễn tả năm ông mù xem voi, mỗi ông rờ một bộ phận, cũng tranh luận sôi nổi rồi đoán con voi là như thế! Ông nào cũng cho mình là đúng rốt cuộc cả 5 đều nói trật lất, chắc hẳn tác giả bài hát đã muốn dùng từ “tiên tri” để chỉ những người hay nói mò!!! dù sao thì từ "tiên tri" cũng dễ làm người ta liên tưởng đến những ông thầy bói, thầy chiêm tinh, tướng số ...

3. Dùng từ “tiên tri” hay “ngôn sứ” ?
Ngôn ngữ chỉ là phương tiện truyền đạt tư tưởng có tính quy ước và tương đối. Theo con, cả hai từ “tiên tri” và “ngôn sứ” vẫn nên được sử dụng tuỳ theo trường hợp. Từ “ngôn sứ” để chỉ một người được Chúa giao cho sứ mạng phục vụ dân Chúa bằng lời giảng dạy, truyền đạt lời Chúa cho dân, đôi lúc có cả những lời quở trách, răn đe, cũng có lúc “nói tiên tri” về những điều sẽ xảy đến. Từ “tiên tri” chỉ một ơn huệ, một khả năng Thiên Chúa ban cho một người để loan báo một điều nào đó sẽ xảy đến theo ý định của Thiên Chúa, như trường hợp Thượng tế Caipha đã nói một lời tiên tri về cái chết của Chúa Giêsu sẽ quy tụ con cái Thiên Chúa (x. Ga 11,50-51) và theo Thánh Phaolô, ơn tiên tri cũng chỉ có ngần có hạn (x. 1Cr 13,9). Đôi lúc, trong một câu cần sử dụng cả 2 từ thì cách diễn tả mới rõ ràng như 1Cr 14,32: “ngôn sứ thì làm chủ những cảm hứng tiên tri của mình”.
Thưa cha, trong bài viết cha đưa ra một lý do mà UB không dùng từ “ngôn sứ” vì người Trung Hoa không hiểu cách ghép từ này, con xin phép hỏi UB dịch Phụng vụ cho người Việt Nam hay người Trung Hoa. Tiếng Việt của mình chịu ảnh hưởng của nhiều ngôn ngữ, đặc biệt là Trung Hoa. Việc tạo từ mới để làm cho cách diễn tả được phong phú miễn là cách tạo từ hợp lý và được nhiều người chấp nhận. Xin hỏi cha có từ điển tiếng Hán nào có chữ bí tích không? Hay là ta phải ghép hai từ bí 秘 và tích 迹 và còn nhiều từ nữa như huấn giáo, linh mục, Phụng vụ, dự tòng…có tác giả còn ghép một tiếng Nôm với một tiếng Hán như từ “nhiệm tích” mà có ai phản đối đâu mặc dù cách ghép đó không hợp lý. Con hy vọng Giáo Hội Viêt Nam sớm có một cuốn từ điển đầy đủ, chính xác và khách quan về các từ thần học cũng như Phụng vụ, để kho tàng ngôn ngữ nhà đạo được phong phú. Theo con nhận thấy, Chúa ban cho Giáo Hội Việt Nam rất nhiều tu sĩ, linh mục dòng cũng như triều, có khả năng và trí tuệ trong mọi lãnh vực thần học, Kinh Thánh, mục vụ … vị nào cũng được học đến nơi đến chốn, bằng cấp giá trị. Nếu như biết đón nhận nhau, biết nhìn nhận giá trị của nhau để đi đến hiệp nhất trong những khác biệt, thì ích lợi biết bao, dân Chúa được hưởng những tinh hoa của sự hiệp nhất ấy, nhưng thực tế, ai cũng cho mình là đúng, công khai hoặc ngấm ngầm chê bai để hạ uy tín của nhau bằng cách này cách khác. Lời nói sơ suất vô tình hay hữu ý của những người có tài năng, có chức vị càng cao sẽ gây tai hoạ càng nhiều.

Đôi lời tâm sự.
Thưa cha, con mong rằng lá thư này không làm mất đi tương quan của cha và con, cho dù tương quan ấy chẳng được mặn mà lắm, vì cha biết đấy, thỉnh thoảng con vẫn nhờ cha chỉ dẫn những điều con chưa nắm vững về phụng vụ khi soạn bài dạy giáo lý, vì hiện nay trong các linh mục trẻ có ai hơn cha về lãnh vực Phụng vụ đâu, con vẫn phải tham khảo sách của cha để soạn bài. Con còn một tâm sự muốn chia sẻ với cha, là ngoài bài của cha, con cũng đọc bài của Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, chủ tịch UBPT trong báo Hiệp Thông và tập san Công Giáo Dân Tộc, con nhận thấy bài trả lời phỏng vấn của ngài, cũng cùng một kiểu nói như cha, nghĩa là luôn để cao những việc làm của UBPT là đúng, là hay, là siêu việt, trong sáng, thỉnh thoảng lại chen vào những câu nhắc nhở cho độc giả thấy cái quyền của mình. Con không dám bàn luận nhiều, chỉ xin nhận xét vài điểm này. Đọc phần cuối bài của Đức Cha, lúc đầu con thấy vui vì nhận thấy tâm tình của Đức Cha sao mà gần gũi với mình thế, ngài vui vì thấy sách bán chạy, hết sớm, con làm nghề sách cũng vui vì làm được nhiều, kinh tế ổn định … nhưng bỗng thấy buồn vì hình ảnh vị mục tử vui vì bán được nhiều sách khá mới mẻ, không hề có trong Tin Mừng. Trong Tin Mừng con chỉ thấy hình ảnh vị mục tử vui vì tìm được con chiên lạc, dù phải hy sinh mạo hiểm, vui vì thấy đoàn chiên của mình trưởng thành được no đủ với những thức ăn bổ dưỡng. Ngày nay, chẳng còn thấy hình ảnh đẹp và cảm động của một Inhaxiô Antiôkhia, Giám mục tử đạo viết thư cho Pôlycap cũng là Giám mục với lời lẽ chân thành, khen ngợi có, khuyến khích có, cũng không ngại nhắc nhở. Ngài viết trong thư rằng: “Xin Đức Cha chứng tỏ mình là Giám mục bằng cách xả thân lo lắng cho đoàn chiên. Mối bận tâm hàng đầu của Đức cha phải là sự hiệp nhất… Xin Đức cha hãy lấy lòng bác ái mà nhẫn nhục chịu đựng mọi người như Đức cha vẫn làm, vất vả càng nhiều, công phúc càng lớn… Nếu Đức cha chỉ yêu thương các môn đệ tốt lành thì Đức cha chẳng đáng được công trạng gì. Tốt hơn Đức cha hãy lấy đức hiền hoà mà cảm hoá những kẻ hư hỏng nhất. Người ta không băng bó mọi vết thương như nhau. Đức cha hãy lấy sự dịu dàng như nước mà hạ nhiệt những cơn nóng nảy. Đức cha phải khôn ngoan như con rắn và đơn sơ như bồ câu…” (Trích trong bài đọc 2, KS thứ sáu, tuần XVII TN). Ngày nay, các Đấng thường nể nhau, sợ mất lòng nhau, nên thường chỉ ca tụng nhau, chứ không dám thẳng thắn góp ý để xây dựng. Con nói lên những suy nghĩ thật lòng mà không sợ mang tiếng là hỗn, còn các Đấng muốn la rầy con thế nào thì tuỳ. Vì từ cổ chí kim yêu nên tốt ghét nên xấu như câu chuyện Di Tử Hà khi còn được vua sủng ái, việc tự tiện lấy xe của vua để đưa mẹ đi chữa bệnh, thay vì phải bị chặt chân theo phép nước, nhưng vua lại khen đó là người có hiếu. Một lần khác cùng vua đi dạo trong vườn, đang ăn quả đào thấy ngon còn một nửa bèn đưa cho vua, vua khen là một trung thần yêu vua đến độ của ăn đang ngon miệng mà biết nhường vua. Đến sau, vua không còn sủng ái nữa, Di Tử Hà một hôm phạm lỗi, vua nhắc lại cả lỗi cũ là dám tự tiện lấy xe và dám cho vua ăn của thừa, vì thế bị mang ra trị tội (Cổ học tinh hoa).
Đoạn cuối trong bài trả lời phỏng vấn, còn có một câu: “Đừng áp đặt ý kiến và cách thức làm việc của mình lên đầu lên cổ người khác, bắt người khác phải làm theo rồi nếu không được thì la làng lên!”. Ôi, một Giám mục, thầy dạy chân lý mà lại có kiểu nói gay gắt như vậy ư, chẳng dịu dàng chút nào, có lẽ ngài đang bức xúc một vấn đề gì đó mà không tiện nói ra một cách thẳng thắn. Con chỉ buồn mà nói vậy thôi, chứ không dám coi thường ngài đâu, con nhớ một câu của ĐHY Thuận trong cuốn đường hy vọng: “dưới lớp áo nào cũng là một trái tim bằng thịt”, và trong lá thư của Thánh Inhaxiô gửi Thánh Pôlycap cũng có câu: “Vì Đức cha cũng là con người có hồn có xác như ai”. Vì thế, mọi tín hữu phải cầu nguyện cho các Giám mục nhiều hơn nữa và cảm thông với các ngài về những bất toàn. Khổ nỗi giáo dân Việt Nam luôn coi các Đấng như thần thánh, làm cho các ngài cũng thấy mình như bất khả xâm phạm. Người ta phạm đủ thứ tội với Chúa thì không cảm thấy nặng nề, đối xử bất công với nhau thì thấy bình thường, nhưng ai tỏ ra bất kính với các Đấng, dù là một điều nhỏ nhặt thì cũng bị lên án. Một thanh niên uống rượu thì bị coi là bê tha, nhưng một linh mục uống rượu be bét, nói năng lung tung thì được coi là chịu chơi, biết hoà đồng với mọi người. Một giáo dân xưng hô với linh mục là cha xưng “tôi”, thì bị cho là bất lịch sự, là hỗn, nhưng linh mục gọi người khác là mày xưng tao, thì lại thấy bình thường, điều này con đã từng mắt thấy tai nghe.
Thưa cha, con nói miên man nhiều chuyện chắc cũng làm cha bực mình, và biết rằng những điều mình nói chẳng được các Đấng quan tâm đâu, nhưng trong lòng con vẫn có sự thúc giục phải nói lên những điều mình suy nghĩ. Con luôn ao ước rằng sau một thời gian với những góp ý, phê bình, tranh chấp, kể cả những bất hoà sẽ đưa Giáo Hội Việt Nam đến chỗ trưởng thành hơn, yêu thương và quý trọng nhau hơn để dù ở trong cương vị nào, lãnh vực nào vẫn có một sự hiệp thông và cảm mến nhau. Kính chúc cha luôn dồi dào sức khoẻ, giữ mãi được nét tươi trẻ và đầy hăng say trong sứ mạng xây dựng Hội Thánh. Chào cha.

An Lạc, ngày 28 tháng 7 năm 2006
Phêrô Nguyễn Tuấn Hoan

EM LA XIENG XICH

EM LÀ XIỀNG XÍCH - Nhạc Sĩ Alpha Linh - http://www.alphalinh.com/

NGUOI ME VIET NAM

CHƯƠNG TRÌNH LOAN TRUYỀN LỜI CHÚA QUA ÂM NHẠC
Nhac Sĩ Alpha Linh gởi tặng bạn bè khắp nơi - http://www.alphalinh.com/

DISPARUE

DISPARUE - Jean Pierre Mader
Nàng đã biến mất! ... Tôi đã tìm nàng khắp mọi nơi....
và tôi chẳng bao giờ gặp lại nàng nữa rồi... !

COUPABLE

COUPABLE - Jean Francois Michael

ADIEU JOLIE CANDY

Adieu Jolie Candy - Jean Francois Michael

ALINE - Christophe

Aline - Christophe

TOI DI GIUA HOANG HON

Tôi đi giữa hòang hôn - Bằng Kiều
Không thấy hình nhưng giọng hát Bằng Kiều rất hay

KHUC CA NGAY MUA

Cho Play qua một lượt, xong bấm REPLAY, video clip sẽ phát liên tục.

DOAN NGUOI LU THU

SAIGON THU BAY

SÀI GÒN THỨ BẢY - Trường Vũ

DO CHIEU - Thanh Thuy

Đò chiều - nhạc Trúc Phương - Thanh Thúy

CHUYEN TAU HOANG HON

Chuyen tau hoang hon - Thanh Thúy

YESTERDAY - The Beatles

YESTERDAY - The Beatles playing Yesterday live, in Tokyo.

IMAGINE by JOHN LENNON

Imagine by John Lennon

MAN OF MYSTERY


Một trong những bài của thập niên 60-70 của Shadows

FBI - SHADOWS


Một bài nhạc khác của thập niên 60-70 của Shadows
Nên cho Play qua hết một lượt và Replay thì
đọan video clip mới chạy liên tục.

APACHE SHADOWS

Bài nhạc Apache của Shadows vào thập niên 60-70.
Các bạn cho Play qua một lượt, sau đó REPLAY lại sẽ nghe
và xem được suôn sẻ hơn.

Friday, May 30, 2008

LE THANH TAM CHUA GIESU



Panô lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu
NGƯỜI AN GIANG

NGUOI HOA NGUC HIEN VE












Câu chuyện tôi sắp kể đây vốn xưa lắm rồi, khi có người nào đó bỗng dưng nhớ lại, người ta bàn tán xôn xao vài ngày rồi thôi. Đó là chuyện có người từ cỏi chết hiện về, bảo người thân đừng cầu nguyện nữa vô ích, vì đã xuống hỏa ngục rồi. Nói nghe đơn giản, nhưng thật ra cũng mất công trả lời những người thích chuyện lạ, nhất là gia đình ông Tám Nhung, người đã có công giữ tấm ván lưu truyền qua nhiều đời. Chắc chắn là thỉnh thoảng phải tiếp những người khách không mời, và rất lắm chuyện. Khổ tâm hơn nữa là thỉnh thoảng nghe học sinh đi ngang nhà vừa chạy vừa la: nhà có quỉ!..
Hôm nay vì cú điện thoại nầy, tôi quyết phải tìm hiểu rõ câu chuyện để nói cho bà con nghe một lần. Tôi xin thuật lại như một thông tin thông thường, không thêm bớt, không bình luận hay cho ý kiến. Câu chuyện nầy tôi vốn đã nghe nhưng không lưu tâm lắm cho đến hôm nay, khi trên thành phố cho hay có người trên đó muốn xin tấm ván đem về cho bà con xem. Người Cái Mơn ở Sài gòn nghe được, họ không đồng ý, với lý do: đây là tài sản văn hóa của họ đạo. Họ cũng có lý: bởi ít ra tấm ván cũng nói lên được thời gian tính của họ đạo. Họ đạo có hơn 300 năm, trong khoãng thời gian dài như vậy chẳng lẽ không có câu chuyện gì để lại cho hậu thế sao! Rất tự nhiên. Trong mớ kho tàng nầy có những thứ còn dùng được, có những thứ đã lỗi thời, có những thứ là chuyện tiếu lâm, nhưng phải chân nhận là của Cái Mơn. Nếu đem tấm ván lên thành phố cho khách xem thì để tại Cái Mơn cho khách xem hay hơn. ..Đây không là chuyện mê tín dị đoan gì cả, bởi có ai phê phán gì đâu, mà chỉ thuật lại cho nhau nghe. Câu chuyện đó theo ông Trùm Đại là để nhắc cho con cháu rằng có Hỏa Ngục.!Thấy cũng không thiệt hại gì cho ai..
Câu chuyện thế nầy:
Có bà lão tuổi ngoài thất tuần, tu xuất (tôi không hỏi tu viện nào, sợ gây xúc phạm), đời sống của đương sự không tốt. Bà đau nặng, liệt giường khoảng ba tháng, không ăn uống! Bà nằm yên trên giường, chân duổi thẳng, hai tay để trên ngực trong suốt thời gian nói trên. Gia đình giữ linh hồn cho bà ròng rả từng ấy ngày nên thắm mệt. Hôm đó ông biện Nguyễn văn Đài đến đọc kinh giữ linh hồn cho người liệt. Ông bảo gia đình đi ngũ để ông thay cho một hôm. Ông biện nầy sau là Trùm họ: Ông Trùm Nguyễn Văn Đài.
Ông biện Đài đang chăm chỉ nhìn sách đọc kinh, thì thình lình bệnh nhận ngồi phắt dậy, thổi tắt đẻn, ôm lấy cổ ông, đeo cứng. Ông bình tỉnh không la lên làm rối gia đình, nhưng cứ mang người bệnh đi tìm lửa đốt đèn. Đốt đèn xong, ông mang người bệnh trở lại giường, gở hai tay người liệt ra khỏi cổ ông, để nằm xuống. Bà nằm xuống trong tư thế như thường lệ là hai chân duỗi thẳng, hai tay để lên ngực, im lặng như người đang hấp hối.
Cũng nên lưu ý là vào thời điểm nầy chưa có dầu lửa, chưa có đá quẹt. Người ta dùng dao cưa tẹt vào hòn đá đen cho lửa xẹt vào bông gòn trong ống tre. Khi bông gòn bén lửa người ta thổi lên cho có lửa ngọn rồi dùng cây rọi lấy lửa mồi vào đèn. Rọi là mảnh vải bằng hai ngón tay, nhúng dầu mù u, xe xoắn lại phơi khô. Đèn dầu mù u không bắt lửa nhanh như đèn dầu ngày nay.
Sở dĩ nói đến chuyện nầy là để hiểu rằng thời gian ông biện mang bệnh nhân trên cổ là khá lâu.
Ngày hôm sau bà nầy chết. Việc tống táng theo nghi thức đạo như thường lệ.
Sau khi tống táng, gia đình và hàng xóm có tập tục cầu lễ cho người mới sinh thì trong vòng một tuần lễ, lâu hơn hay ít hơn tùy hoàn cảnh gia đình.
Hôm đó, lúc mọi người đang sốt sắng cầu lễ, thì bổng dưng đèn tắt hết. Người chết xuất hiện, mình đầy lửa, mang dây xích, đến ngồi trên bộ ván, nói lớn tiếng : “Các người đừng cầu nguyện cho tôi nữa, vì bởi đã lỗi đức công bằng, tôi xuống hỏa ngục rồi”. Nói chỉ bây nhiêu lời rồi biến đi mất. Mọi người có mặt chết điếng, lặng thinh, ngưng đọc kinh nhưng không dám đi một mình về nhà!
Ông chủ nhà nói: “Tôi không dám để bộ ván nầy trong nhà nữa, sẽ đem ra sông Cái ném bỏ, cho trôi đi khuất cho rồi.” Nói thế nhưng có lẽ do quá sợ ông không dám chở đi, nên đã ném ngay xuống rạch bên nhà. Nhà ông ở trên ngọn, nhà ông biện Đài ở cuối nguồn, nên nước ròng ông biện đã vớt được tấm ván ghi dấu cái mông của linh hồn sa hỏa ngục, tấm kia trôi mất. Ông biện Đài cương quyết giữ tấm ván lại trong nhà để nhắc nhở con cháu và người đời sau nhớ rằng có hỏa ngục. Ông dặn con cháu sau nầy không được cho nói tên người bất hạnh cho ai biết, đễ giữ thanh danh cho người ta. Ông Nguyễn văn Nhung nói thêm: Ông bà nội và cha mẹ tôi bảo hãy nhớ kỹ câu chuyện nầy và kể lại cho con cháu biết mà răn mình. Câu chuyện nầy con cháu đều thuật lại rõ ràng giống nhau, nhưng không bao giờ nói tên người chết với lý do: chỉ nghe kể lại có thế. Người lớn cũng thuật lại và cũng không nói tên người hiện về từ hỏa ngục. Ai có hỏi người đó tên gì, thì chỉ được nghe trả lời: chỉ nghe có thế, hoặc ông bà dặn không được nói tên người ta ra. Thôi thì mình cũng không dám nài ép, nhưng phải tính kế khác đễ biết rõ hơn
Bộ ván nầy có hai tấm dầy cở 8cm, dài có tới 3m. Linh hồn hiện về ngồi bên tấm ván nầy, chống hai chân và hai tay qua tấm ván bên kia. Tấm ván bên nầy để lại dấu mông, và tấm ván kia là dấu hai bàn chân và hai bàn tay úp xuống. Dấu lửa cháy ăn sâu xuống cả hai tấm ván. Không biết ngày xưa gìn giữ thế nào nhưng mấy mươi năm sau nầy gia đình ông Nguyễn Văn Nhung bỏ phế ngoài vườn cây, dầu rằng đây là bộ ván bằng gỗ sao, ngày nay quí hiếm, và cũng chính vì là gỗ sao nên có thể tồn tại lâu dài với thời gian ngoài mưa nắng. Thời chiến tranh Ông Nhung đã dùng để làm hầm núp bom đạn.Chiến tranh chấm dứt, ông lại quăng tấm ván ra bờ mương. Đến hôm nay khi có người đến ngỏ ý xin, gia đình mới cạo rữa và định tống đồ ác ôn đó đi. Khi hay được sự việc, giáo dân phản ứng ngăn lại, câu chuyện dừng ở đây. Gia đình không tha thiết gì đến tấm ván, có lẽ rồi đây họ đạo phải tìm chổ cất giữ cho người hiếu kỳ xem, biết đâu cũng cho người xem vài suy nghĩ về cuộc đời. Theo ông Thật thì có ai đó đã cưa tấm ván mất mấy tất. Có lẽ vì dài và nặng nề, khó di chuyển, nên đã vô tình cưa bớt đi.
Bài viết trên đây được ghi theo lời tường thuật của ông biện Nguyễn Văn Nhung, cháu cố của ông biện Đài và của ông Nguyễn Văn Thật, người có khả năng biết nhiều chuyện xưa ở Cái Mơn. Hai tường thuật nầy rất giống nhau. Riêng qua lời thuật của ông Nguyễn Văn Thật chúng tôi biết được tên bà “hiện về từ Hỏa Ngục”. Nhưng giờ đây chưa biết phải là lúc nên viết ra chưa, xin còn giữ kỹ trong trí và trong tập tư liệu để chờ ngày được mở văn khố của cái Mơn.
Ông biện Nguyễn Văn Nhung thuật theo truyền khẩu của gia đình. Phần ông Nguyễn Văn Thật thì nói theo lời kể của ông Isiđôrô Võ Văn Vạn, thầy tuồng của Cái Mơn ngày xưa. Ông là con đở đầu của Đức Cha Isiđôrô Đượm, tên Pháp là Dumortier, cha sở Cái Mơn, sau là Giám Mục Địa Phận Sài Gòn. Ở đây thường gọi ông là ông Sáu Vạn. Ông nầy mất cách nay 25 năm, thọ 90 tuổi.
Theo chúng tôi tìm hiểu, nhưng chưa tiện nói ra đây, thì bà nầy lớn tuổi hơn thánh P. Phan Văn Minh. Thánh nhân sinh năm 1815. Như vậy câu chuyện xảy ra có đến 200 năm.
Đối chiếu với gia phả của ông biện Phan Văn Đài thì thời gian như vậy là đúng.
- Ông biện Đài, sau thăng chức là Trùm Đài, không biết tuổi.
- Con của ông Trùm Đài là Ông Trùm Thiệu sống 92 tuổi.
- Con Ông Biện Thiệu là ông biện Gioang, sống 72 tuổi.
- Con ông Biện Gioang là Ông Biện Nguyễn văn Nhung còn sống, 76 tuổi - và ông Nhung nay đã có cháu cố…
Có người đã thắc mắc: tại sao câu chuyện được nhắc đến trong thời gian dài như vậy, vừa có vẽ đạo đức đối với người công giáo nhưng cũng có thể là hoang đường đối với một số người khác mà những người có trách nhiệm như các cha sở hay hội đồng giáo xứ không nghĩ đến việc nhờ người chuyên môn giảo nghiệm, đễ biết thực hư. Người công giáo chúng ta rất thích khoa học kia mà!
Chúng tôi đã thỉnh ý cha sở và người đã giải đáp vấn nạn trên như sau:
- Thật sự vấn đề nầy từng lúc cũng có người thắc mắc nhưng không có gì nghiêm trọng. Các Bề Trên còn nhiều vấn đề cần phải làm hơn câu chuyện nầy.Chuyện nầy mà đem trình lên Bề Trên, chắc không khỏi chịu một trận cười thối mặt. Đối với trật tự xã hội cũng chẳng ai thèm để ý. Với các nhà khoa học thì chắc không ai có giờ đâu để phân tích một vấn đề mà họ có thể cho là nhỏ nhen và tào lao như thế!
- Thế tại sao cha không dẹp đi?
- Tại sao lại dẹp? mà làm sao dẹp được? Nếu câu chuyện đã không đi vào tiềm thức con người thì họ đã bỏ quên từ đời nào. Đối với những ai nghe câu chuyện mà lo làm lành để khỏi sa Hỏa ngục như ông Trùm Đài dạy con cháu thì cũng hay đấy. Với hạng người không niềm tin, sống bán mạng thì khoa học có chứng minh gì đi nữa cũng chẳng nghĩa lý gì đối với họ. Thế thì được lợi gì mà nại đến khoa học. Điều dân chúng suy nghĩ ở đây là giá trị tinh thần và thiêng liêng bên sau câu chuyện. Tôi xin chỉ nói riêng cho trường hợp nầy, bởi đối với những phép lạ thì Giáo Hội vẫn nhờ đến khoa học chứng minh để tuyên bố công khai. Ở đây cả hội đồng giáo xứ còn chưa lưu ý nói chi đến cha sở và các Bề Trên cao hơn, thế thì có gì mà chúng ta phải sợ là mang tiếng truyền bá mê tín, dị đoan…
Để kết luận : Đứng về phương diện truyền thống thì câu chuyện rất là tự nhiên và cần ghi vào lịch sử của họ đạo. Về phương diện tôn giáo thì đây là cơ hội nhắc nhở lo sống công bằng thì tốt thôi!!

Người trực nhà xứ ghi lại theo yêu cầu.




Friday, May 23, 2008

THANH NHAC NGAY NAY 2008






Bìa nguyệt san Thánh Nhạc Ngày Nay năm 2008
NguoiAnGiang

CHUA NHAT IX THUONG NIEN

Bản tiếng Hoa Nhà Thờ Cha Tam - Chợ Lớn


Panô Chúa Nhật IX Thường Niên
NguoiAnGiang

LE MINH MAU CHUA

Bản tiếng Hoa nhà thờ Cha Tam - Chợ Lớn


Panô Chúa Nhật Lễ Mình Máu Chúa
NguoiAnGiang

Thursday, May 22, 2008

ITE MISSA EST !

Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ

ĐI HAY VỀ ?

1. Trước khi kết lễ, chủ tế đọc công thức kết thúc thánh lễ trong Sách Lễ Roma là: “Ite, Missa est”.
- Bản dịch tiếng Việt năm 1971 in là: “Lễ xong, chúc anh chị em về bình an”.
- Bản 1992 in là: “Lễ đã xong, chúc anh chị em ra về bình an”.
- Bản 2005 in là: “Lễ xong, chúc anh chị em đi bình an”.
Ủy Ban Phụng Tự đề ra nguyên tắc cho bản dịch mới là chỉ dịch chớ không diễn nghĩa, nghĩa là phải trung thành với nguyên văn, nghĩa là phải dịch sát. Chúng tôi cũng đồng ý với quan điểm này. Nhưng dịch sát là thế nào và dịch sao cho sát ? Dịch sát có hai nghĩa: sát chữ và sát nghĩa, tức là trung thành với từ vựng hay trung thành với ý nghĩa. Có khi sát chữ mà không sát nghĩa. Ví dụ trong tiếng Anh “look-out”, sát chữ là “nhìn ra ngoài”, nhưng nghĩa ở đây là “chú ý”. Hay như câu “Et cum spiritu tuo”, có một thời gian người ta dịch là “và ở cùng tâm linh cha”, bản tiếng Hoa tới giờ vẫn dịch như thế, nghe rất khó chịu. Đã có nhiều ý kiến xung quanh cách dịch câu kết lễ này:
1. “Một số ý kiến nhận xét rằng công thức giải tán 'Lễ xong' hơi cụt. Vậy Uỷ Ban xin đề nghị: 'Thánh lễ đã kết thúc, chúc anh chị em ra về bình an'.”
[1]
2. “Phần cuối thánh lễ thì có tiến bộ một chút. Tiến bộ ở chi tiết “đi bình an” chứ không còn là “ra về bình an”. Tuy nhiên vẫn chẳng hơn gì khi vừa bảo là “tuyên bố”, thì lại cho vị chủ sự nói một lời “chúc” với cộng đoàn. Làm gì mà lại có chuyện cầu chúc lẫn nhau ở đây nhỉ ?... nếu mà là một lời cầu chúc xã giao thông thường thì e rằng giáo dân sẽ phải đáp rất lễ phép theo kiểu người miền Bắc: “Chúng con không dám, cám ơn cha ạ!” Thôi thì lại tiếp tục mong đợi, biết đâu các đấng các bậc chịu khó lắng nghe dư luận đóng góp, khiêm tốn nhận ra vẫn còn những khuyết điểm cần sửa chữa,... khi ấy may ra phần Nghi Thức Kết Lễ sẽ không còn là chuyện nói vài câu qua lại để giải tán cho đám đông ra về, nhưng sẽ thật sự là một lệnh truyền sai đi, nối dài thánh lễ vào trong cuộc đời”.
[2]
3. Theo thiển ý tôi, 2 bản cũ năm 1971 và 1992 hợp tình hợp lý hơn cả. Lý do thực tế là người giáo dân Việt Nam tham dự thánh lễ ngày Chúa Nhật hay ngày thuờng, thì lễ xong là họ đi về nhà chứ không đi đâu xa. Dĩ nhiên có thể có một số người, lễ xong thì đi chơi xa đâu đó thay vì đi về nhà ngay như thường lệ. Vậy nếu chúc “Anh chị em ra đi bình an” thì có nghiã là chúc họ đi xa đâu đó được bình an sau khi dự lễ xong, chứ không phải đi về nhà sau khi rời khỏi nhà thờ… Đây là thực tế và cách phải hiểu ý nghĩa của những lời cầu chúc trên theo ngôn ngữ phong tục Việt Nam. Nếu thánh lễ được làm riêng cho một nhóm người sắp đi hành hương xa nhà, hay đi dự hội họp hoặc đi nghĩ hè ở một nơi xa nào đó thì lời chúc 'ra đi bình an' là rất hợp tình huống thực tế. Chỉ không thích hợp với trường hợp chung mà thôi.
[3].
4. “Nghi Thức Thánh Lễ (2005) đã dịch câu chúc bình an này rất hay và có sức thuyết phục rất lớn”.
[4]
5. “Lễ xong, chúc anh chị em đi bình an. Dịch như trên, lễ xong chỉ là một mệnh đề phụ cho mệnh đề chính chúc anh chị em đi ; theo bản Anh và Ý, đây là một mệnh đề độc lập: “The Mass is ended, la Messa è finita”, vì thế nên dịch là “thánh lễ đã xong” (dùng “thánh lễ” cho trang trọng vào lúc kết thúc). Đi bình an. Bình an không có trong tiếng La tinh, nhưng tất cả các bản dịch đều thêm vào. Động từ đi, thay cho về hay ra về trước đây, rất có ý nghĩa, vì không phải chỉ là lễ xong ai nấy về nhà, nhưng là cộng đoàn còn được sai đi chia sẻ và loan báo Tin Mừng”.
[5]
6. “Xin đề nghị như sau: Thánh lễ xong, chúc anh chị em bình an. Vì theo nhận xét khiêm tốn của chúng con, sau khi tham dự thánh lễ, nhiều người về nhà ngay. Nhưng cũng có nhiều người đi việc này, việc khác... nên họ chưa về nhà; nhất là những người ở nước ngoài lại dự thánh lễ vào những giờ buổi trưa hay buổi chiều. Những người này rất ít khi về nhà ngay. Họ thường đi đây, đi đó theo nhu cầu của họ”.
[6]
7. “Ite, missa est” mà nếu dịch sát thì phải dịch: “Hãy ra đi, đó là thánh lễ”, điều này ai biết tiếng Latinh cũng phải công nhận. Dịch rằng “Lễ xong, chúc anh chị em ra về bằng an!” thì tôi không biết là có đúng với ý của Giáo Hội không. Vì ra đi và ra về diễn tả hai tinh thần khác nhau: ra đi – tức không về nhà – là để hành động, còn ra về – tức về nhà – là để nghỉ ngơi! Dịch bằng ra về, khiến người Kitô hữu dễ tưởng rằng thánh lễ đã xong, ta đã làm hết bổn phận rồi, giờ thì về nhà mà nghỉ ngơi hay làm gì khác thì làm. Chữ “bằng an” sau đó lại càng nhấn cho mạnh nghĩa của nghỉ ngơi! Nhưng tôi chắc chắn rằng câu nói cuối cùng của linh mục trong thánh lễ có dụng ý bảo mọi người hãy ra đi để hành động, để thực hiện ý nghĩa của thánh lễ là trở nên một hy tế bằng chính đời sống của mình. Và đó mới chính là thánh lễ (missa est! = voilà la messe! = it’s the mass!) Chắc chắn như thế, vì không khi nào Kitô giáo lại tách biệt thánh lễ ra khỏi đời sống thực tế cả ”.
[7]
Sau đây chúng tôi thử tìm hiểu về nội dung của câu kết lễ và góp nhận xét về sự chọn lựa chữ “đi” và “về” trong các bản dịch. Trong khuôn khổ bài này, chúng tôi chưa thể bàn tới vấn đề ngữ vựng của các động từ tiếng Việt “đi” và “về” (“đi bình an” cũng có nghĩa là “về với Chúa” ?!)
2. Ý nghĩa của câu kết lễ: Ite, missa est?
Câu này gồm hai mệnh đề: Ite và missa est.
2.1. Ite (đi, go, leave) là động từ ở mệnh lệnh cách, hiểu ngầm chủ từ ở ngôi thứ hai số nhiều là vos (anh em): Anh em hãy đi. Bản dịch tiếng Việt 2005 dịch là: “Chúc anh chị em đi bình an”.
· Dịch là “về” (Bản 1971) hay “ra về” (Bản 1992), theo chúng tôi cũng hợp lý vì:
- Quy Chế Tổng Quát SLRM 1975 nói: “Giải tán cộng đòan giáo dân, để ai nấy vừa trở về với công việc tốt lành của mình vừa ngợi khen và chúc tụng Chúa” (Số 57b)
[8]
- Trong Sách lễ bằng tiếng Pháp, lời mời ra về sau thánh lễ: “Anh chị em hãy ra về, trở lại chỗ đứng của mình trong xã hội, mang Thánh Thể của Chúa Kitô đi với mình; như Ngài đã chia sẻ Mình Thánh của Ngài với anh chị em, đến lượt mình, anh chị em đừng quên chia sẻ những phúc lợi mà Ngài đã ban cho anh chị em” (Chúa Nhật I Mùa Chay) và “Anh chị em hãy ra về, trở lại chỗ đứng của mình trên thế giới, và đừng quên rằng, mặc dù anh chị em đã có ánh sáng, anh chị em vẫn ở trong đêm của Thiên Chúa, nơi Ngài đang chuẩn bị những điều trọng đại. Bởi vậy, anh chị em đừng chậm trễ trở lại đây để hiệp thông với Thiên Chúa và với mọi người trong Chúa Kitô!” (Chúa Nhật IV Mùa Chay)
[9]
· Dịch là “đi” (Bản 2005) hay “ra đi”, theo chúng tôi cũng hợp lý vì:
- Quy Chế Tổng Quát SLRM 2000 nói: “Giải tán cộng đoàn giáo dân do phó tế hay vị tư tế, để mỗi người ra đi làm tốt công việc của mình với lòng ngợi khen chúc tụng Thiên Chúa”
[10].
- Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo 1992 xác nhận: “Lễ Misa, do từ La tinh missio nghĩa là sai đi. Thánh lễ kết thúc với lời Hội Thánh sai các tín hữu đi vào đời, để họ thực thi thánh ý Thiên Chúa trong cuộc sống hàng ngày”
[11].
- “Ite” ở đây không phải mời chúng ta đi đâu, mà là theo lệnh truyền của Chúa: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28,19) “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16,15). Khi kết lễ chủ tế mời chúng ta đi là đi loan báo Phúc Âm, hay làm chứng cho Chúa. Làm chứng cho Chúa có nhiều cách: Có thể là đi rao giảng, có thể đi làm việc thiện, cũng có thể làm chứng cho Chúa bằng cuộc sống âm thầm... Như vậy, cuộc sống trong chủng viện, ẩn tu cũng có thể là cuộc sống rao giảng Phúc Âm, cũng là một cuộc ra đi. Lễ xong, mọi người đều phải mang Chúa đã ở trong lòng mình đến với người khác. Người khác đây có thể là người ngoại đạo, cũng có thể là người đồng đạo.
· Tuy nhiên, “về”, “ra về” hay “ra đi” đều hàm nghĩa là “đi” cả. Cho nên, phải nhận rằng bản dịch 2005 dùng chữ “đi” là trọn nghĩa hơn.
2.2. Missa est: một mệnh đề cổ xưa và khó dịch! Có thể hiểu là “(Anh em) được sai đi” (It's sent), “(Anh em) được giải tán” (It's the dismissal) hoặc “Đó chính là thánh lễ” (It's the mass). Bản dịch tiếng Việt 2005 dịch là: “Lễ xong”.
Có người cho rằng: “Missa là phân từ quá khứ (có nghĩa thụ động) của động từ mittere có nghĩa là gửi, sai đi. Như vậy, missa est có nghĩa là được sai đi, ở thì hiện tại, thể thụ động, và chủ từ phải là giống cái như missa. Vậy chủ từ giống cái là ai ? Ai được sai đi ? Trong ngữ cảnh, thì chủ từ phải được hiểu là ecclesia (nhà thờ, những người trong nhà thờ) hay communio (cộng đoàn) cùng là giống cái với missa. Như thế, người được sai đi là toàn thể cộng đoàn vừa bẻ bánh chung với nhau, là Giáo Hội vừa tham dự thánh lễ..."
[12] Tuy nhiên, theo Từ Điển Bách Khoa Công Giáo (Catholic Encyclopedia) thì từ missa ở đây không phải là quá khứ phân từ của động từ mittere, nhưng missa là danh từ, một dạng cũ của danh từ missio (Tương tự như các từ collecta, ingressa, confessa, accessa, ascensa trong La tinh cổ, ngày nay đều ở dạng -io) [13].
Trong tiếng La tinh cổ missa nghĩa là hành động giải tán, gửi đi, sai đi, cho nghỉ. Missa là hành động giải tán tín hữu khi kết thúc việc cử hành Thánh Thể. Xưa kia, cuối phần cử hành Lời Chúa, những người dự tòng - vì chưa được thánh tẩy, nên họ không được tham dự vào Hiến Lễ Thánh Thể, họ phải ra về sau bài giảng - được cho về bằng một công thức giải tán (missa). Từ thế kỷ thứ VI, missa không những có nghĩa là giải tán, mà còn ám chỉ toàn bộ nghi lễ cử hành trước việc giải tán đó: vì vậy mà phụng vụ Lời Chúa trở thành một thứ “missa” (thánh lễ) đối với dự tòng (Messe des Catéchumènes). Tại Tây Phương, từ thế kỷ thứ VI, từ missa được dùng để chỉ phụng vụ Thánh Thể. Danh xưng nguyên thủy của cử hành thánh lễ là: Bữa ăn của Chúa (1Cr 11, 20.33); lễ bẻ bánh (Cv 2,42-46; 20,7), lễ tạ ơn (eucharistia).
- Trong khi Tây Phương gọi là thánh lễ (missa) thì Ðông Phương lại dùng lại dùng danh từ phụng vụ (liturgia) để chỉ về cùng một thực tại.
- Trong khi danh từ tạ ơn (Thánh Thể, eucharistia) chủ yếu chỉ về mầu nhiệm được cử hành, với tất cả ý nghĩa sâu xa của nó, thì danh từ thánh lễ (missa) lại có nghĩa là toàn bộ các nghi thức mà người ta cử hành.
- Chỉ có một lễ tạ ơn, nhưng có nhiều cách cử hành thánh lễ, tùy theo hoàn cảnh không gian và thời gian, theo các nhóm phụng vụ. Ví dụ: Thánh lễ theo nghi thức Rôma, theo nghi thức Galliecan, theo nghi thức Ambrôsiô, theo nghi thức Ða Minh...
- Lễ tạ ơn không thể nào thay đổi được, vì mầu nhiệm đó do Thiên Chúa thiết lập, nhưng nghi thức thánh lễ hay cách thức cử hành thì có thể canh tân.
2.3. Như vậy, vào thời xưa, missa chỉ có nghĩa là giải tán. Tuy nhiên theo cách dùng Kitô giáo, nó dần dần mang một ý nghĩa sâu xa hơn. Từ giải tán (missa) đó đã bao hàm một sứ mệnh (missio). Nguyên nghĩa của “Ite, missa est” là “Hãy đi, anh em được phép giải tán”, nhưng theo thời gian, những lời ngắn ngủi này diễn tả một cách cô đọng bản chất truyền giáo của Giáo Hội, giúp chúng ta hiểu rõ mối tương quan giữa Thánh Lễ vừa được cử hành và sứ mệnh của Kitô hữu trong trần gian. Dân Chúa cần phải được giúp đỡ để hiểu rõ hơn chiều kích nền tảng này của đời sống Giáo Hội, coi việc ra đi như một khởi điểm.
[14] Từ missio (sứ mệnh, sai đi) không miêu tả một số những hoạt động của Giáo Hội hay của người tông đồ, cho bằng nó nhắc tới “sự vâng phục đức tin” là nguồn phong phú để sinh hoa kết quả là “Nước Cha trị đến”.
Chính bởi ý nghĩa câu kết lễ “Ite, missa est” phong phú như thế, cho nên trong các bản dịch cũng không thể dịch sát được, bằng chứng là các cộng đoàn sử dụng tiếng Anh đã có những kiểu dịch (tất cả đều đã được Toà Thánh phê chuẩn) thống kê năm 1965 như sau
[15]:
- Go now: this is the dimissal (Anh);
- Go the mass is ended. (Mỹ, Canada, Úc, Tân Guinê)
- Go in peace and the Lord be with you. (Tân Tây Lan).
- You may go. The Mass is ended (Tô Cách Lan);
- Go in peace of Christ (Miền nói tiếng Pháp).
- Go, you are sent forth (Các nước sử dụng tiếng Anh khác)
Chữ “bình an” cũng được hầu hết các bản dịch đưa thêm vào:
- Andate nella pace di Cristo (Ý)
- Go in the peace of Christ (Anh)
- Allez, dans la paix du Christ (Pháp)
- Gehet hin in Frieden (Đức)
- Podéis ir en paz (Tây Ban Nha)
Điều đáng lưu ý là không ít bản dịch trong cùng một bản có hơn một câu kết lễ dịch từ nguyên bản Latin, ví dụ:
- Bản tiếng Ý: Andate nella pace di Cristo.
La Messa è finita, andate in pace.
Andate in pace per amare e servire il Signore.
- Bản tiếng Anh: Go in the peace of Christ.
The Mass is ended, go in peace.
Go in peace to love and serve the Lord
Chính bởi ý nghĩa câu kết lễ “Ite, missa est” phong phú như thế, cho nên các nghị phụ của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới lần thứ XI về Thánh Thể (10/2005) đã phải đệ trình ĐTC Bênêđictô XVI thỉnh nguyện như sau: “Để làm rõ hơn mối liên hệ giữa lễ tạ ơn và sứ mệnh truyền giáo, Thượng Hội Đồng mong rằng có thêm những công thức kết lễ mới (công thức ban phép lành trọng thể, những lời nguyện trên dân hay các cách thế khác) nhấn mạnh đến sứ mệnh truyền giáo trong thế giới của các tín hữu là thành phần đã được tham dự vào Thánh Lễ”
[16], và ngày 22/02/2007, qua Tông Huấn Sacramentum Caritatis, Đức Thánh Cha đã chuẩn nhận ý kiến ấy: “Thật là hữu ích để soạn thảo những bản văn mới, được chính thức chuẩn nhận, để cầu nguyện trên dân chúng và ban phép lành cuối lễ, hầu làm cho mối liên quan này [17] được sáng tỏ” (Số 51).
3. Kết luận:
Các bản dịch tiếng Việt câu kết lễ trên đây, theo chúng tôi đều đúng cả. Nhưng vẫn chưa có bản dịch nào diễn đạt rõ ý tưởng sứ mệnh truyền giáo như có thể thấy trong bản tiếng Anh hay tiếng Ý: “Go in peace to love and serve the Lord”, “Andate in pace per amare e servire il Signore” (tạm dịch: Anh chị em hãy ra đi phục vụ Thiên Chúa trong yêu thương và an bình). Ước mong sao huấn dụ trên đây của Đức Thánh Cha sớm được các vị hữu trách thực hiện, nghĩa là sớm “soạn thảo những bản văn mới, được chính thức chuẩn nhận, để cầu nguyện trên dân chúng và ban phép lành cuối lễ, hầu làm cho mối liên quan này được sáng tỏ”. Mong thay!
[1] CHÚ THÍCH BẢN DỊCH NGHI THỨC THÁNH LỄ 1992 của Ủy Ban Phụng Tự, số 114/3.
[2] Lm. Lê Quang Uy, NÀY NGÀI SAI TA ĐI ĐÂY ĐÓ..., 04/06/2006.
[3] Lm. Ngô Tôn Huấn, GÓP Ý THÊM VỀ NGHI THỨC THÁNH LỄ MỚI, 20/06/2006
[4] Lm Giuse Ðỗ Vân Lực, O.P., NHÌN LẠI NGHI THỨC THÁNH LỄ 2006, 29/08/2006
[5] Lm Trần Phúc Nhân và Lm. Nguyễn Hữu Phú, Một số nhận xét về cuốn Nghi Thức Thánh Lễ 2005, tr. 103, số 144, 08/09/2006.
[6] Phan Tân - Trần Văn Minh, Góp ý về quyển Nghi thức Thánh Lễ 2005, 29/01/2007.
[7] Nguyễn Chính Kết, CẦU NGUYỆN VÀ HÀNH ĐỘNG, trên web http://www.simonhoadalat.com/giaoducgd/giaoduc/ 05Caunguyenvahanhdong.htm truy cập ngày 05/05/08.
[8] "The dismissal of the assembly, which sends each member back to doing good works, while praising and blessing the Lord" (GIRM 1975, 57b).
[9] Joseph Gélineau, HỌP NHAU CỬ HÀNH PHỤNG VỤ - Tập II, Bản dịch của Trần Thái Đỉnh, Đồng Nai, 1992, tr. 404.
[10] "The dismissal of the people by the deacon or the priest, so that each may go out to do good works, praising and blessing God" (GIRM 2000, 90c).
[11] Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 1332.
[12] Nguyễn Chính Kết viết theo sự bổ túc của Gs. Nguyễn Văn Thành ở Lausanne, Thụy Sĩ (trích dẫn ở trên).
[13] The Catholic Encyclopedia, Volume VIII. Published 1910. New York: Robert Appleton Company. Nihil Obstat, October 1, 1910. Remy Lafort, S.T.D., Censor. Imprimatur. +John Cardinal Farley, Archbishop of New York. (Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo đã nêu trên đây cũng xác nhận missa do từ missio).
[14] Đoạn này chúng tôi viết theo Tông Huấn SACRAMENTUM CARITATIS, 22/02/2007, Số 51.
[15] xc. Dominique Lebrun, LES TRADUCTIONS LITURGIQUES: STATUT ET ENJEUX đăng trong La Maison-Dieu, 202, 1995/2, tr. 32.
[16] "To make more explicit the relationship between Eucharist and mission, which belongs to the heart of this Synod, it is suggested that new dismissal formulas be prepared (solemn blessings, prayers over the people or others), which underline the mission in the world of the faithful who have participated in the Eucharist" (PROPOSITIONS OF SYNOD ON THE EUCHARIST, Prop. No. 24).
[17] Thánh Thể - truyền giáo, Missa - missio (chú thích của chúng tôi).